Luận Văn Thiết kế , chế tạo mô hình thực hành cửa tự động

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Mit Barbie, 27/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Trong xã hội văn minh hiện đại, cửa là một bộ phận không thể thiếu được trong từng công trình kiến trúc. Tuy nhiên loại cửa bình thường (cửa không tự động) mà chúng ta hay dùng hiện nay lại có những nhược điểm gây phiền toái cho người sử dụng đó là: cửa thường chỉ đóng mở dược khi có tác động của con người vào nó. Vì vậy mà dùng cửa thường làm tốn thời gian và gây cảm giác ngại cho người sử dụng.
    Việc thiết kế ra một loại cửa tiện ích hơn, đa năng hơn, phục vụ tốt hơn cho đời sống con người trong thời điểm xã hội ngày càng hiện đại và phát triển hiện nay là tất yếu và vô cùng cần thiết. Vì vậy cần thiết kế ra một loại cửa tự động khắc phục tốt những nhược điểm của cửa thường.
    Mục đích của việc thiết kế cửa tự động là để tạo ra được một loại cửa vừa duy trì được những đặc tính cần có của cửa, vừa khắc phục những nhược điểm lớn của loại cửa bình thường .
    Do đó, khi sử dụng cửa tự động, người dùng hoàn toàn không phải tác dụng trực tiếp lên cánh cửa mà cửa vẫn tự động đóng mở theo ý muốn của mình. Với tính năng này, cửa tự động mang lại những thuận lợi lớn cho người sử dụng:
    Thứ nhất, cửa tự động rõ ràng sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng, loại bỏ hoàn toàn cảm giác ngại, khó chịu như khi dùng cửa thường.
    Thứ hai, nếu người dùng cửa đang bê vác vật gì đó (bằng cả hai tay) thì cửa tự động không những chỉ tạo cảm giác thoải mái mà thực sự đã giúp người dùng, tạo thuận lợi cho người hoàn thành công việc mà không bị cản trở.
    Thứ ba, sử dụng cửa tự động sẽ giúp người dùng nó đỡ tốn thời gian để đóng mở cửa’ tức là tiết kiệm cho họ một khoảng tời gian dù là rất nhỏ nhưng cũng có thể rất cần thiết trong nhịp sống công nghiệp hiện đại ngày nay.
    Đặc biệt, ở những nơi công cộng, công sở, cửa tự động ngày càng phát huy ưu điểm. Đó là vì cửa tự động sẽ giúp cho lưu thông qua cửa nhanh chóng dễ dàng, cũng như sẽ giảm đi những va chạm khi nhiều người cùng sử dụng chung một cánh cửa.
    Thêm vào đó, hiện nay hệ thống máy lạnh dược sử dụng khá rộng rãi ở những nơi công sở, công cộng. Nếu ta dùng loại cửa bình thường thì phải đảm bảo cửa luôn đóng khi không co người qua lại để tránh thất thoát hơi lạnh ra ngoài gây lãng phí. Thế nhưng điều này trong thực tế lại rất khó thực hiện vì ý thức của mỗi người ở nơi công cộng là rất khác nhau. Do đó, cửa tự động, với tính chất là luôn đóng khi không có người qua lại đã đáp ứng được tốt yêu cầu này.
    Chính vì những ưu điểm nổi bật của cửa tự động mà chúng ta càng phải phát triển ứng dụng nó rộng rãi hơn, đồng thời nghiên cứu để cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt đ động của cửa tự động để nó ngày càng hiện đại hơn, tiện ích hơn.
    Để nghiên cứu một cách chính xác và cụ thể về cửa tự động, cần thiết phải chế tạo ra mô hình cửa đóng mở tự động, mô tả hoạt đọng, hình dáng, cấu tạo của cửa tự động. Từ mô hình này t có thể quan sát và tìm hiểu hoạt động của cửa tự động, cũng như có thể lường trước những khói khăn có thể gặp phải khi chế tạo cửa tự động trên thực tế. Cũng từ mô hình có thể thấy được ưu nhược điểm của thiết kế mà từ đó khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh thiết kế cánh cửa ưu việt hơn, hoàn thiện hơn cho con người.

    Mục lục
    Lời nói đầu
    Chương I . Giới thiệu chung về cửa đóng mở tự động
    1.1.Các loại cửa tự động hiện nay
    1.1.1.Cửa kéo
    1.1.1.Cửa kéo
    1.1.3.Cửa trượt.
    1.2. Khảo sát các loại cửa đóng mở tự động ở hà nội hiện nay
    Chương II . Các yêu cầu và mục đích chế tạo mô hình cửa đóng mở tự động
    2.1. Các yêu cầu của mô hình
    2.1.1. Yêu cầu về chương trình chung
    2.2. Mục đích của việc chế tạo mô hình
    Chương III . Chế tạo kết cấu cơ khí
    3.1. Khung mô hình cửa tự động
    3.2. Cơ cấu truyền động của cửa tự động
    3.3. Cánh cửa
    3.4. Thanh ray
    3.5.Con lăn
    3.6. Puli
    3.7. Rãnh trượt dưới
    Chương IV . Thiết kế phần cơ của mô hình cửađóng mở tự động
    4.1. Tổng quan về động cơ điện một chiều
    4.1.1. Vai trò của động cơ điện một chiều
    4.1.2. Cấu tạo của động cơ điện một chiều
    4.1.3. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
    4.1.4.Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều
    4.1.5.Vài nét về động cơ một chiều kích tư bằng
    nam châm vĩnh cửu
    Chương .V. Giới thiệu một số thiết bị điện dùng trong mô hình
    của đóng mở tự động
    5.1. Rơle
    5.2.Encoder
    5.2.1. Khái niệm
    5.2.2. Các loại Encoder
    5.3. Cảm biến hồng ngoại
    5.3.1 Diode phát hồng ngoại
    5.3.2. Sensor thu hồng ngoại
    5.3.3.Cảm biến hồng ngoại
    5.4. Máy biến áp
    5.4.1. Yêu cầu của máy biến áp
    5.4.2.Tính chọn máy biến áp
    Chương VI . ứng dụng PLC điều khiển đóng mởcửa tự động
    6.1. thiết bị điều khiển PLC
    6.1.1.Khái niệm chung:
    6.1.2. Vai trò của PLC
    6.1.3. Cấu trúc cơ bản
    6.2. Sự ưu việt của kỹ thuật PLC
    6.3. Giới thiệu về PLC SIMATIC S7- 200
    6.3.1Cấu hình
    6.3.2. Mô tả các đèn báo trên S7 -200
    6.3.3.Mở rộng cổng vào ra
    6.3.4. Thực hiện chương trình
    6.3.5. Cấu trúc chương trình của S7-200
    6.3.6. ngôn ngữ lập trình
    6.4. Chương trình chạy của đóng mở tự động
    6.4.1. Lưu đồ chương trình
    6.4.2. Giản đồ thang
    6.4.3. Mạch đảo chiều và thay đổi tốc độ đóng mở cửa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...