Luận Văn Thiết kế, chế tạo động cơ Piston hơi nước sử dụng năng lượng tái tạo

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Thiết kế, chế tạo động cơ Piston hơi nước sử dụng năng lượng tái tạo


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ PISTON HƠI NƯỚC 2
    1.1 Lịch sử phát triển động cơ hơi nước 2
    1.2 Giới thiệu về động cơ piston hơi nước 6
    1.2.1 Đặc điểm kết cấu của động cơ piston hơi nước ban đầu . 7
    1.2.3. Tính năng, ưu nhược điểm của động cơ piston hơi nước thời kì đầu 8
    1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới . 9
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước . 9
    1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9
    1.4 Khả năng và phạm vi ứng dụng . 11
    1.4.1 Ứng dụng trên bộ . 11
    1.4.2 Ứng dụng trong tàu thủy . 12
    Chương 2: THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ 13
    2.1. Thiết kế nguyên lý cơ cấu hoạt động của động cơ piston hơi nước . 13
    2.1.1. Nhiệm vụ thiết kế . 13
    2.1.2. Phân tích, lựa chọn phương án thiết kế 14
    2.1.2.1. Chu trình nhiệt động và các thông số trạngthái của động
    cơ piston hơi nước . 14
    2.1.2.2. Sơ đồ nguyên lý của động cơ . 21
    2.2. Phân tích lựa chọn nồi hơi cấp hơi cho động cơtheo yêu cầu thiết kế . 27
    2.2.1. Phân tích lựa chọn nồi hơi cấp hơi cho động cơ 27
    2.2.1.1. Quá trình sinh hơi trong nồi hơi 28
    2.2.1.2. Phân tích lựa chọn phương án cấp nhiệt chođộng cơ . 29
    2.2.1.3. Phân tích lựa chọn kết cấu của nồi hơi phùhợp với yêu
    cầu sử dụng . 31
    2.2.2. Phân tích kết cấu và lựa chon nồi hơi mới . 32
    2.2.3. Tính toán các thông số của nồi hơi 41
    ii
    2.2.3.1. Phương pháp tính các thông số khí xả của động cơ diesel
    và lượng nhiệt cấp cho nồi hơi từ khí xả . 41
    2.2.3.2. Lượng khí xả G
    kx
    do động cơ chính xả ra 41
    2.2.3.3. Lượng nhiệt cấp cho nồi hơi từ khí xả . 42
    2.2.3.4. Xác định sản lượng nồi hơi khí xả . 42
    2.2.4. Tính toán và kiểm nghiệm lượng khí xả trên động cơ G6300ZC17B
    ảnh hưởng đến các thông số của nồi hơi tận dụng nhiệt 43
    2.2.4.1. Các thông số chính của động cơ [ Phần 4 trang 16]** 43
    2.2.4.2. Tính các thông số khí xả động cơ, thông sốcông tác của
    nồi hơi . 43
    2.2.5. Đánh giá chung về loại nồi hơi tận dụng nhiệt khí xả kiểu
    moduyn . 45
    2.2.5.1. Về khả năng hạn chế các tổn thất nhiệt, nâng cao hiệu
    suất, tiết kiệm nhiên liệu . 46
    2.2.5.2. Về khả năng giảm chi phí chế tạo 46
    2.2.5.3. Về khả năng đáp ứng công suất, thông số hơi và chất
    lượng hơi . 47
    2.2.5.4. Làm việc ổn định và an toàn . 47
    2.2.5.5. Thuận tiện cho việc chế tạo, lắp ráp, vận hành, kiểm tra,
    bảo dưỡng và sửa chữa . 48
    2.2.6. Kết luận. . 51
    2.3. Thiết kế van và mạch điều khiển van . 51
    2.3.1. Cơ sở lưa chọn phương án thiết kế . 51
    2.3.2. Phân tích phương án 51
    2.3.2.1. Van cơ khí 51
    2.3.2.2. Van điện từ . 52
    2.3.3. Thành phần mạch điều khiển van . 52
    2.3.3.1. Lựa chọn LED thu – phát hồng ngoại . 52
    2.3.3.2. Lựa chọn kích thước đường ống, các van điện từ . 54
    iii
    2.3.3.3. Cảm biến quang thiết kế 55
    2.3.4. Lắp đặt van hơi . 57
    2.4. Nguyên lý hoạt động của động cơ 57
    Chương 3: THIẾT KẾ CHẾ TẠO . 60
    3.1. Cơ sở và chọn phương án thiết kế 60
    3.2. Chọn năng suất làm việc cho động cơ 61
    3.3. Thiết kế chế tạo trục . 61
    3.3.1. Tính toán, thiết kế . 61
    3.3.2 Chế tạo trục . 64
    3.4 Thiết kế chế tạo xy lanh . 68
    3.4.1. Thiết kế . 68
    3.4.2. Quy trình phục hồi và gia công xilanh . 69
    3.5 Thiết kế chế tạo piston . 70
    3.5.1. Thiết kế piston 70
    3.5.2 Chế tạo piston 73
    3.6. Thiết kế chế tạo cam lệch 76
    3.6.1. Thiết kế . 76
    3.6.2. Chế tạo cam lệch 78
    3.7. Thiết kế, chế tạo tấm phẳng 79
    3.7.1. Thiết kế . 79
    3.7.2. Gia công, chế tạo tấm phẳng 81
    3.8 Động cơ sau khi được chế tạo hoàn chỉnh . 83
    3.9 Bản vẽ lắp của động cơ 83
    CHƯƠNG 4: THỬ NGHIỆM, KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ 84
    4.1 THỬ NGHIỆM 84
    4.2. KẾT LUẬN . 84
    4.3 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 85
    Tài liệu tham khảo . 87
    iv
    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Hình 1.1:Động cơ hơi nước ban đầu của James watt 3
    Hình 1.2:Mô hình động cơ piston hơi nước ban đầu 5
    Hình 1.3:Mô hình Động cơ piston hơi nước ban đầu sử dụng cơ cấu Cu-Lit . 6
    Hình 1.4: Đặc điểm, kết cấu của động cơ piston hơi nước áp dụng trên
    đầu máy xe lửa ban đầu . 7
    Hình 1.5:Chảo parabol sử dụng năng lượng mặt trời 11
    Hình 2.1: Chu trình lý tưởng của động cơ đốt trong 15
    Hình 2.2:Chu trình thực của động cơ piston hơi nước trên đồthị P-V . 16
    Hình 2.3:Biểu diễn quá trình đoạn nhiệt trên đồ thị công (p-v) và đồ thị
    nhiệt (T-s) 17
    Hình 2.4: Biểu diễn quá trình đẳng áp trên đồ thị công và nhiệt . 20
    Hình 2.5:Lược đồ cơ cấu tay quay con trượt 22
    Hình 2.6:Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu tay quay con trượt . 22
    Hình 2.7: Lực tác dụng lên cơ cấu 24
    Hình 2.8: Quá trình sinh hơi trong nồi hơi biểu diễn trên đồ thị i-t. 28
    Hình 2.9: Một số dạng nồi hơi khí xả thường dùng . 33
    Hình 2.10: Sơ đồ kết cấu nồi hơi ống nước tuần hoàn tự nhiên, có bộ
    hâm kiểu moduyn 35
    Hình 2.11: Kết cấu nồi hơi khí xả cải tiến kiểu moduyn của khoa đóng
    tàu trường đại học Hàng Hải . 38
    Hình 2.12: Kết cấu một vỉ và kết cấu tổng thể giàn ống, phụ kiện nồi hơi
    khí xả kiểu moduyn 39
    Hình 2.13: Kết cấu tổng thể nồi hơi khí xả và bộ hâm nước tiết kiệm
    kiểu moduyn dạng 3D . 39
    Hình 2.14: Một số hình ảnh chế tạo nồi hơi khí xả và bộ hâm nước tiết
    kiệm kiểu moduyn . 40
    v
    Hình 2.15:Sơ đồ thuật toán chương trình tính các thông số khí xả của
    động cơ. . 44
    Hình 2.16: Đồ thị biểu diễn quan hệ công suất có ích của động cơ chính
    với nhiệt độ khí xả t
    r và sản lượng hơi của nồi hơi D
    h
    . . 44
    Hình 2.17:Cảm biến quang thu - phát độc lập 53
    Hình 2.18:Cảm biến quang thu - phát chung 53
    Hình 2.19:Cảm biến quang khuếch đại . 53
    Hình 2.20: Cấu tạo của cảm biến quang . 54
    Hình 2.21: Van điện từ 3 cửa 2 vị trí 55
    Hình 2.22:Sơ đồ tổng thể của mạch cảm biến quang 55
    Hình 2.23:Mô tả quá trình làm việc của pistoin trong xilanh . 58
    Hình 2.24: Sơ đồ chung toàn động cơ và các chi tiết . 59
    Hình 3.1: Biểu đồ momen uốn trên trục . 62
    Hình 3.2: Bản vẽ kết cấu của trục 64
    Hình 3.3: Sơ đồ chống tâm khi gia công trục . 66
    Hình 3.4: Trục động cơ . 67
    Hình 3.5: Xy lanh động cơ . 70
    Hình 3.6: Bản vẽ chế tạo piston . 74
    Hình 3.7: Piston của động cơ . 75
    Hình 3.8: Piston của động cơ . 76
    Hình 3.9: Bản vẽ thiết kế, chế tạo cam lệch. 77
    Hình 3.10:Cam của động cơ 79
    Hình 3.11:Bản vẽ thiết kế tấm phẳng 81
    Hình 3.12: Tấm phẳng của động cơ . 82
    Hình 3.13: Động cơ được lắp ráp hoàn chỉnh 83
    Hình 3.14: Thử nghiệm 83
    1
    LỜI NÓI ĐẦU
    Hiện nay vấn đề về năng lượng đang là vấn đề cấp bách mà con người
    ta đang cần phải tính toán và nghiên cứu. Nguồn năng lượng hóa thạch ngày
    càng cạn kiệt vì vậy việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng khác thay thế
    như năng lượng tận dụng từ nguồn năng lượng khí thải, hay năng lượng địa
    chất đang là vấn đề ngày càng cấp thiết không chỉ của Việt Nam mà là của
    toàn thế giới. Vì vậy ý tưởng của nhóm chúng em là chế tạo ra động cơ hơi
    nước sử dụng năng lượng tái tạo .
    Động cơ ra đời giúp tiết kiệm nguồn năng lượng đồngthời giảm thiểu
    nguồn khí thải ra môi trường. Ngoài ra khi động cơ ra đời đánh dấu sự nỗ lực
    tiếp cận thực tế của sinh viên ngành Động Lực nói riêng khoa kỹ thuật Giao
    Thông trường đại học Nha Trang .
    Việc tính toán cũng như chế tạo ban đầu gặp rất nhiều khó khăn nên
    trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi sai xót. Chúng em mong các
    thầy góp ý cũng như bổ sung giúp để đề tài được hoàn thiện cũng như giúp
    chúng em củng cố kiến thức được vững vàng sau khi ra trường.
    2
    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ PISTON HƠI NƯỚC
    1.1 Lịch sử phát triển động cơ hơi nước
    Trong thời kì thập niên 60 của thế kỉ XVIII có một phát minh mà sự
    thành công của nó đã giúp cho con người thoát khỏi sự hạn chế về kĩ thuật
    phục vụ cuộc sống. Đó là phát minh của nhà bác học James Watt ông tổ của
    máy hơi nước.
    James Watt sinh ngày 19 tháng 1 năm 1736 tại mộtthị trấn ven biển
    Greenock ở Scotland, ông nội là Thomas Watt giáo sưdạy trắc lượng học và
    hàng hải học.
    James Watt thường được mọi người gọi là nhà phátminh máy hơi
    nước. Ông là một trong những nhân vật then chốt trong cuộc cách mạng công
    nghiệp. Thật ra James Watt không phải là người chế tạo ra máy hơi nước đầu
    tiên. Năm 1698 Thomas Savory đã được trao bằng sángchế máy bơm chạy
    bằng hơi nước đầu tiên. Năm 1712, Thomas Newcomen cũng đã được trao
    bằng sáng chế cải tiến máy hơi nước. Năm 1761, khi tiến hành sửa chữa một
    máy hơi nước kiểu Newcomen, James Watt đã cải tạo máy hơi nước kiểu này
    và tạo ra một ý nghĩa cực kì quan trọng đến nỗi mọingười phải công nhận
    ông là người phát minh ra máy hơi nước đầu tiên.
    3
    Hình 1.1: Động cơ hơi nước ban đầu của James watt
    Năm 1763-1764, tại trường đại học Glassgow, James Watt bắt đầu đặc
    biệt chú ý tới máy hơi nước và xác định việc nghiêncứu nguyên lý và kết cấu
    của máy hơi nước là phương hướng chủ yếu của mình.
    Năm 1769, James Watt được nhận bằng độc quyền về cải tiến máy hơi
    nước, một thành quả rất vĩ đại và có ý nghĩa cực kìto lớn đối với ngành công
    nghiệp bấy giờ. James Watt đã cải tiến máy hơi nướcmột bộ phận có thể phân
    ly để làm lạnh và cách ly các xilanh của nó. Năm 1782, ông đã phát minh ra
    máy hơi nước kiểu song động. Sau khi kết hợp các phát minh đó lại ông đã
    làm hiệu suất của máy hơi nước tăng lên gấp ba lần.
    Tháng 6 năm 1775, giữa Boulton và James Watt đã kí một hợp đồng có
    giá trị 25 năm, thành lập công ty Boulton - Watt chuyên sản xuất và tiêu thụ
    loại máy hơi nước mới. Đây chính là tiền đề để cho James Watt sáng tạo ra
    những cỗ máy hơi nước ngày càng tân tiến hơn. Trong25 năm sau đó công ty
    của James Watt và Boulton đã sản xuất một số lượng lớn máy hơi nước cung
    cấp cho thị trường thời bấy giờ.
    Năm 1781, James Watt còn phát minh ra mộtbộ phận bánh xe răng để
    giúp cho máy hơi nước chuyển động xoay tròn mở rộngphạm vi sử dụng cho
    máy hơi nước.
    4
    Từ khi máy hơi nước ra đời đã có một tác dụng to lớn trong cuộc cách
    mạng công nghiệp. Trước khi có máy hơi nước, mặc dùcon người đã biết sử
    dụng sức gió và sức nước nhưng động lực chủ yếu vẫnlà sức lực của con
    người. Từ khi xuất hiện máy hơi nước con người đã thoát khỏi sự hạn chế đó.
    Ngoài việc dùng làm nguồn năng lượng cho các công xưởng, máy hơi
    nước còn được ứng dụng trong giao thông vận tải. Sựứng dụng rộng rãi máy
    hơi nước đã ảnh hưởng đến cuộc cách mạng trên phương tiện giao thông của
    nước Anh.
    Năm 1814, George Stephenson chế tạo thànhcông xe lửa chạy bằng hơi
    nước, George Stephenson được suy tôn là cha đẻ của đầu máy xe hỏa. Ông là
    người thợ làm trong hầm mỏ tại Anh, trước khi làm việc dưới hầm mỏ,
    Stephenson đã từng quen thuộc với các loại máy hơi nước của James Watt.
    Rồi theo các ý tưởng của William Murdock và RichardTrevithick, ông đã chế
    tạo một đầu tàu kéo được 90 tấn trên quãng đường 85dặm. Stephenson tiếp
    tục chế tạo chiếc xe nữa, nặng 4,5 tấn và bánh xe có đường kính 1,42 mét.
    Chiếc thứ ba có tên là Rocket chở được 36 hành khách và chạy với tốc độ 30
    dặm một giờ.
    Năm 1830, Peter Cooper chế tạo chiếc đầutàu Tom Thumb dùng cho
    đường xe lửa Baltimore-Ohio và xưởng đúc West Pointcho ra đời chiếc Best
    Friend để sử dụng vào năm 1831 tại tiểu bang Nam Carolina trên tuyến đường
    Charleston và Hamburg.
    Chiếc đầu tàu xe lửa lịch sử De Witt Clinton của công ty hỏa xa
    Mohawk and Hudson do xưởng đúc West Poit chế tạo cónồi hơi đặt nằm
    ngang. Vào tháng 8 năm 1831, chiếc đầu tàu lịch sử kể trên đã kéo một đoàn
    tàu không mui chạy trên quãng đường dài 17 dặm từ Albany tới Schenectady
    trong một giờ bốn mươi lăm phút và đã đạt được vận tốc tối đa là ba mươi
    dặm trên một giờ. Lúc chạy về đầu tàu này đã chạy trong một giờ đồng hồ.
    5
    Hình 1.2: Mô hình động cơ piston hơi nước ban đầu
    Năm 1831, đầu máy John Bull được Hoa Kì nhập khẩu từ Anh để
    chạy trên tuyến đường Camden và Amboy, nhưng đầu máy này quá nặng nề
    đối với đường xe lửa mỏng manh của Hoa Kì.
    Xưởng Rogers Locomotive ở Paterson, New yersey, các đầu tàu được
    chế tạo với các xilanh nằm phía ngoài khung tàu. Chiếc đầu tàu chế tạo cho
    đường xe lửa New York, New Haven và Harford đã trở thành hình mẫu trong
    nửa thế kỷ cho các đầu tàu khác tại Hoa Kì. Chiếc đầu tàu này có 8 bánh, 11
    xilanh dài 45 centimet.
    Đầu máy Virginian có chiều dài 32,6 mét, nặng 450 tấn đủ sức kéo
    được 17000 tấn.
    Sự cải tiến giao thông đường thủy là đóng những chiếc tàu có thể lắp
    được máy hơi nước làm hệ động lực. Ngày 19 tháng 8 năm 1807, một nhà
    phát minh người Mỹ là Fullton đã thiết kế một chiếctàu chở khách chạy bằng
    hơi nước thử nghiệm thành công trên sông Hudson, đồng thời đã mở ra
    chuyến chạy định kì từ NewYork đến An-ba-ni.
    6
    Hình 1.3: Mô hình Động cơ piston hơi nước ban đầu sử dụng
    cơ cấu Cu-Lit
    Động cơ hơi nước hay máy hơi nước đầu tiên được sử dụng như bộ
    phận chuyển động sơ cấp của bơm, đầu máy tàu hỏa, tàu thủy hơi nước, máy
    cày, xe tải và các loại xe cơ giới chạy trên đường bộ khác và là nền tảng của
    cuộc cách mạng công nghiệp thuở ban đầu. Thành tựu lớn nhất mà động cơ
    hơi nước đạt được là sự xuất hiện của các tuốc bin hơi được sử dụng trên
    nhiều lĩnh vực hiện nay.
    1.2 Giới thiệu về động cơ piston hơi nước
    Đối với động cơ đốt trong, piston có nhiệm vụ cùng với xi lanh và nắp
    máy tạo thành buồng đốt. Piston nhận áp suất do sự giãn nở của khí cháy rồi
    truyền lực cho trục khuỷu để sinh công trong quá trình cháy và nhận lực từ
    trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải (động cơ đốt trong 4
    thì), ở động cơ đốt trong 2 thì piston còn thực hiện chức năng làm van đóng
    mở cửa hút và cửa xả.
    Động cơ piston hơi nước thì piston có nhiệm vụ nhận hơi nước từ nồi
    hơi qua van đóng mở, rồi nhờ sự giãn nở của hơi nước sinh công truyền lực


    Tài liệu tham khảo
    [1]* Th.S Nguyễn Ngọc Hải GS.TS Lê Viết Lượng,Kết cấu nồi hơi tận dụng
    nhiệt khí xả kiểu moduyn, Trường Đại học Hàng Hải.
    [2]** Th.S Nguyễn Ngọc Hải; GS.TS Lê Viết Lượng; Th.S Nguyễn Văn
    Hoàn, Tính toán các thông số khí xả của động cơ diesel vàthông số công
    tác của nồi hơi khí xả, Trường Đại học Hàng Hải.
    [3]*** PGS.TS Quách Đình Liên, Hướng dẫn thiết kế đồ án động cơ đốt
    trong, Trường Đại học Nha Trang.
    [4] **** Th.S: Nguyễn Thái Vũ, Hướng dẫn thiết kế đồ án thiết bị mặt
    boong,Trường Đại học Nha Trang.
    [5] http//: www.greensteam.com
    [6] TH.S Lê Kim Dưỡng, Nhiệt động học kỹ thuật,Trường đại học SPKT
    TPHCM
    [7] Lê Cung, Bài giảng cơ sở thiết kế máy, phần 1, Đại học bách khoa Đà
    Nẵng, bộ môn nguyên lý chi tiết máy.
    [8] Th.S Trần Ngọc Nhuần,Giáo trình lý thuyết máy, Đại học Nha Trang, bộ
    môn chế tạo máy.
    [9] PGS.TS Nguyễn Duy Tiến (2007), Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB
    Giao thông vận tải, Hà Nội.
    [10] Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải- Số 15 + 16, tháng 11 / 2008
    [11] Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải- số 20, tháng 11 / 2000.
    [12] Tạp chí Khoa học Công Nghệ Hàng hải- Số 21, tháng 1 / 2010.
    [13] Asoc, Prof. Nguyễn Văn Nhận Engineering Thermodynamics.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...