Luận Văn Thiết kế cẩu xuồng trọng lực có bản lề di chuyển trên một ray dẫn hướng cho xuồng cứu sinh sức chứa

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: Thiết kế cẩu xuồng trọng lực có bản lề di chuyển trên một ray dẫn hướng cho xuồng cứu sinh sức chứa 20 Người


    LỜI NÓI ĐẦU
    Từ xưa đến nay, khi con Người từng bước chinh phục biển cả, bên cạnh
    những thành công lớn trong việc tạo ra những con tàu có thể vượt đại dương hay
    những con tàu khai thác chuyên dùng có thể hoạt động dài ngày trên biển thì lịch sử
    Hàng Hải thế giới cũng phải chứng kiến những vụ tai nạn khủng khiếp mà hậu quả
    để lại là những vụ đắm tàu gây thiệt hại lớn về người và của. Ngày nay, tuy rằng
    chúng ta đã có được những con tàu có tính năng tốt và an toàn hơn nhưng không thể
    đảm bảo rằng những chiếc tàu đó sẽ không gặp các vấn đề bất ngờ nảy sinh như sự
    cố, tai nạn vì tàu thủy hoạt là một công trình nổi và làm việc trong điều kiện hết
    sức khắc nghiệt trên biển. Do vậy, việc trang bị trên tàu những thiết bị cứu sinh nói
    chung và cẩu xuồng cứu sinh nói riêng là điều hết sức cần thiết. Cũng nhằm mục
    đích tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề trên, do vậy cuối khóa học em đã nhận đề tài
    “thiết kế cẩu xuồng trọng lực có bản lề di chuyển trên một ray dẫn hướng cho
    xuồng cứu sinh sức chứa 20 Người”. Đây là loại cẩu xuồng trọng lực có bản lề và
    có con lăn di chuyển trên ray dẫn hướng.
    Đề tài được thực hiện với các nội dung:
    1. Nhiệm vụ - Yêu cầu thiết kế.
    2. Tính toán động lực học cẩu xuồng.
    3. Tính toán các cơ cấu chính
    4. Tính chọn các thiết bị phụ.
    5. Sơ bộ tính giá thành sản phẩm.


    CHƯƠNG I
    NHIỆM VỤ - YÊU CẦU THIẾT KẾ
    I. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CỨU SINH.
    I.1.Khái niệm về thiết bị cứu sinh.
    Thiết bị cứu sinh là tổ hợp các trang thiết bị cùng các cơ cấu dùng để cứu
    sống hành khách và thủy thủ khi tàu gặp nạn.
    Thiết bị cứu sinh bao gồm các phương tiện cứu sinh và các trang thiết bị phục
    vụ các phương tiện cứu sinh.
    Phương tiện cứu sinh là phương tiện nổi độc lập. Yêu cầu cơ bản của các
    phương tiện cứu sinh là đủ bền và dự trữ tính nổi để có thể cứu sống người gặp nạn
    ngoài biển.
    I.2.Phân loại thiết bị cứu sinh.
    Thiết bị cứu sinh được phân loại theo sơ đồ hình I.1:
    Hình I.1. Sơ đồ phân loại các thiết bị cứu sinh
    4
    I.3.Cẩu xuồng cứu sinh.
    1. Khái niệm cẩu xuồng cứu sinh.
    Cẩu xuồng cứu sinh là thiết bị phục vụ cho xuồng cứu sinh. Cẩu xuồng cứu
    sinh có nhiệm vụ nâng - hạ xuồng cứu sinh với đầy đủ các trang thiết bị và người
    gặp nạn xuống nước cũng như nâng xếp xuồng lên boong.
    2. Phân loại cẩu xuồng cứu sinh.
    Cẩu xuồng cứu sinh thường có ba loại cơ bản là: Cẩu xuồng quay, cẩu xuồng
    lắc và cẩu xuồng trọng lực. Ngoài ra còn có các loại cẩu xuồng đặc biệt khác như:
    Devon, Ros, Minhevit
    Cẩu xuồng cứu sinh được phân loại theo sơ đồ hình I.2:
    Hình I.2: Phân loại cẩu xuồng
    5
    2.1. Cẩu xuồng quay.
    Cẩu xuồng quay có kết cấu giống như một cần trục côngxôn quay, được
    dùng nhiều trên các tàu nội thủy và các tàu nhỏ có xuồng cứu sinh đặt ở phần đuôi
    tàu. Mỗi xuồng có hai cẩu xuồng phục vụ.
    Cẩu xuồng quay có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ nhưng có
    nhược điểm là tầm với hạn chế, quay cần trục thường tiến hành bằng tay nên rất
    chậm và khó khăn khi góc nghiêng của tàu lớn. Vì vậy cẩu xuồng quay đến nay chỉ
    dùng với xuồng nhỏ có khối lượng không quá 500Kg. Cẩu xuồng quay có hai loại
    sau:
     Loại có đế: Các ổ đỡ đặt trong đế, đế được liên kết chặt với boong tàu.
     Loại không có đế: Các ổ đỡ được liên kết ngay vào thân tàu.
    2.2.Cẩu xuồng lắc:
    Xuồng được đưa từ nơi đặt trên boong ra mạn hoặc ngược lại nhờ chuyển
    động lắc của cần cẩu xuồng. Cẩu xuồng lắc có nhiều loại, nhiều kiểu kết cấu và
    được sử dụng nhiều trên tàu. Ưu điểm cơ bản của cẩu xuồng lắc là: kết cấu đơn
    1
    2
    3
    4
    Hình I.3. Kết cấu cẩu xuồng quay
    1.Cần; 3. Hệ palăng;
    2. Xuồng; 4. Đế.
    6
    giản, đảm bảo đủ tầm với, dễ hạ xuồng khi tàu nghiêng ngang lớn. Cẩu xuồng lắc
    thường dùng cho những xuồng có khối lượng không quá 2300Kg trên các tàu
    khách, tàu hàng khô và tàu dầu trọng tải nhỏ hơn 1600 (tấn), tàu nội thủy cũng sử
    dụng loại cẩu xuồng này.
    Cẩu xuồng lắc bao gồm các loại cơ bản sau:
    2.2.1.Cẩu xuồng lắc cần thẳng.
    Cẩu xuồng lắc cần thẳng có kết cấu như hình I.4:


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT.
    1. Phạm Văn Hội (1978) - “Sổ tay thiết bị tàu thủy tập 2” - Nhà xuất bản
    Giao Thông Vận Tải
    2. TS. Vũ Văn Xứng (1991) - “Thiết bị khai thác cá” - Nhà xuất bản Nông
    Nghiệp
    3. Phạm Hùng Thắng (1995) - “Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học chi tiết
    máy” - Nhà xuất bản Nông Nghiệp
    4. ThS. Nguyễn Thái Vũ (2006) - “Thiết kế thiết bị trên boong”
    5. ThS. Nguyễn Thái Vũ (2006) - “Thiết bị mặt boong”
    6. PGS. TS. Nguyễn Văn Ba (1998) - “Sức bền vật liệu - tập 1, 2” - Nhà
    xuất bản Nông Nghiệp.
    7. Nguyễn Quốc Hiệp (2001) - “Kết cấu và tính toán máy nâng”
    8. Trần Ngọc Nhuần (2003) - “Lý thuyết máy”
    9. Quách Hoài Nam (2006) “ thực hành phương pháp phần tử hữu hạn với
    chương trình RDM”.
    TIẾNG ANH
    10. Dassaut systems (2007) “Cosmosworks 2007 online user’s guide”.
    11. Dassaut systems (2007) “Cosmosworks 2007 online tutorial”.
    12. Parthiban Delli Ming Leu – “Unigraphics NX3 for Engineering Design”
    – Department Of Mechanical And Aerospace Engineering University Of
    Missouri.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...