Đồ Án Thiết kế cầu An Hòa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng cầu An Hòa
    Căn cứ hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế Xã hội đến 2010 của huyện Bình Đại và khu vực đến năm 2010.
    Để đạt được các tiêu chí của dự án đầu tư xây dựng đường tỉnh lộ 888, cần thiết phải đầu tư xây dựng tiếp công trình cầu An Hòa, vượt sông An Hòa để nối liền toàn bộ đường tỉnh lộ 888. Đây là tuyến đường trục Đông Tây của tỉnh Bến Tre từ mỏ cầy đi Bình Đại , tương lai sẽ nối kết quốc lộ 57 để hoà vào mạng giao thông của các kinh tế lớn của Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    Trước mắt việc xây dựng cầu An Hòa sẽ đáp ứng được các yêu cầu lớn như vượt sông An Hòa bằng cầu bê tông cốt thép thay cho bến phà hiện hữu, sẽ đảm bảo giao thông trên đường tỉnh 888 thông suốt với tải trọng và tốc độ lớn hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của khu vực giáp biển về kinh tế và xã hội.
    Tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thêm cơ hội đầu tư ở địa phương.
    Tăng cường an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu cơ động nhanh trong hoạt động bảo vệ vùng biển phía Đông.
    2. Điều kiện tự nhiên ở khu vực cầu An Hòa
    2.1. Địa hình:
    Cầu vượt sông An Hòa ở km 41+582 đường tỉnh 888 khu vực đầu cầu phía Tây (hướng đi thị trấn Bình Đại) thuộc địa bàn xã An Nhơn, huyện Bình Đại đây là khu vực đất thấp, bằng phẳng và đường ngập nước về mùa mưa, nhà cửa thưa thớt và không kiên cố. Phần lớn diện tích là ao nuôi tôm, các khu vực cây cối ngập mặn nằm dọc các bờ rạch, phía bên trái theo hướng An Nhơn Đông .
    Khu vực đầu cầu phía Đông xã An Nhơn Đông, huyện Bình Đại khu vực này có địa hình bằng phẳng, thấp và có mương ngập nước vào mùa mưa, đây là khu vực trung tâm của xã An Nhơn, nhà cửa và dân cư đông hơn ở khu vực đầu cầu phía Tây, chủ yếu là nhà không kiên cố và có nhiều ao nuôi tôm.
    Đường tỉnh 888 hiện hữu là được xây dựng tới sát bờ sông An Hòa, mặt đường cấp phối đá rộng 6m (phía An Nhơn Đông) và 8m (phía An Nhơn Tây) vì chưa có cầu nên mọi giao thông đều qua phà, cách khoảng 130m .
    3. Khí tượng thuỷ văn
    3.1 Khí tượng
    Khu vực huyện Bình Đại nằm sát bờ biển, vừa chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Tây Nam Bộ, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt
    * Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
    * Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
    3.1.2 Nhiệt độ
    Nhiệt độ không khí tương đối cao, nhiệt độ trung bình giữa các tháng chênh lệch ít.
    * Nhiệt độ cao nhất : 32.00C
    * Nhiệt độ thấp nhất : 23.10C
    * Nhiệt độ trung bình hàng năm : 27.30C
    Nhiệt độ cao nhất từ tháng 3 đến tháng 6

    3.1.3 Độ ẩm
    Độ ẩm không khí trong khu vực khá cao
    * Độ ẩm cao nhất :83%
    * Độ ẩm thấp nhất : 74.1%
    * Độ ẩm trung bình : 76.2%
    3.1.4 Lượng mưa
    Lượng mưa chủ yếu tập trung trong mùa mưa
    * Lượng mưa cao nhất : 2275mm/năm
    * Lượng mưa thấp nhất : 530mm/năm
    * Lượng mưa trung bình :520mm/năm
    3.1.5 Gió
    Gió chủ đạo vào mùa khô theo hướng Đông và Đông Nam, vào mùa mưa theo hướng Tây và Tây Nam.
    3.2 Thuỷ văn
    Cầu An Hòa bắt qua sông An Hòa ở khu vực huyện Bình Đại , sông An Hòa nối liền giưã sông Hàn Luông ở phía Bắc (cách cửa biển khoảng 10km)vơí sông Cổ Chiên ở phía Nam(cách cửa biển khoảng 8km) toàn bộ sông An Hòa dài khoảng 18km. Cầu An Hòa vượt qua đoạn giữa của sông này.
    Trên sông An Hòa không có các trạm thuỷ văn, việc tính toán mực nước dòng chảy chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích các số liệu có liên quan thu thập ở trạm thuỷ văn bến trại (nằm trên sông cổ chiên chừng 7 km và cách cửa biển chừng 15 km) và các số liệu thuỷ văn khác có trong các dự án công trình của khu vực nghiên cứu.
    Qua quan sát khu vực cầu và vị trí cầu cùng với việc phân tích số liệu thu thập được, nhận thấy các đặc điểm của thuỷ văn sông Hậu, chế độ thuỷ văn tại khu vực xây dựng cầu có những nét riêng như sau:
    * Các đặc trưng thuỷ văn diễn biến tương đối điều hoà, không có những biến động lớn gây ra bởi các yếu tố khí tượng.
    * Toàn vùng hầu như không có lũ do mưa tại địa phương gây ra, trong phân vùng qui hoạch thuỷ lợi được xem là vùng không bị ngập lụt.
    * Chế độ thuỷ văn chủ yếu là chế độ giao động của thuỷ triều (bán nhật triều không đều) phần lớn các ngày trong tháng đều có hai lần nước lớn
    Theo kết quả khảo sát, điều tra , thu thập và tính toán mực nước theo tần suất thiết kế được sát lập như sau:
    * H 1% = + 2.10
    * H5% = + 1.95
    * H10%= + 0.95
    4. Địa chất
    - Lớp 1: Đất đắp là sét
    - Lớp 2: Bùn sét màu xám nâu, xen kẹt cát mỏng, trạng thái chảy.
    - Lớp 2a (thấu kính): Cát mịn màu xám xanh, giá trị N của SPT từ 11-12, tính nén lún mạnh, có khả năng chịu lực kém.
    - Lớp 3: Á cát nặng màu màu xám xanh lẩn vỏ sò, bám chặt giá trị N của SPT từ 11-18, tính nén lún mạnh, khả năng chịu lực kém.
    - Lớp 4: Sét màu xám xanh lẩn màu vàng, nữa cứng, giá trị N của SPT từ 19-32 có khả năng chịu lực trung bình.
    - Lớp 5: Á cát nặng lẩn ít vỏ sò, màu xám xanh lẩn vàng, giá trị N của SPT từ 11 – 45, có khả năng chịu lực trng bình.
    -Lớp 6a (thấu kính): Sét bụi màu xám lẩn vàng, nữa cứng, giá trị N của SPT từ 22-30, khả năng chịu lực trung bình.
    - Lớp 6: Á cát nặng màu vàng, xám xanh, dẻo cứng, giá trị N của SPT từ 13-45, có khả năng chịu lực tốt.
    - Lớp 6b: Á cát nặng màu vàng , xám xanh dẻo cứng, giá trị N của SPT 52, có khả năng chịu lực tốt.
    - lớp 7: Cát trung lẫn ít sỏi sạn màu vàng, chặt, giá trị N của SPT từ 54 – 59 khả năng chịu lực tốt.
    - Lớp 7a: Cát trung lẫn thô sỏi thạch anh, màu xám, giá trị N của SPT từ 34 – 94 khả năng chịu lực tốt.
     
Đang tải...