Luận Văn Thiết kế các hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập chương III và IV phần Sinh học Cơ thể -

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng nghiên cứu. 2
    4. Giả thuyết khoa học. 2
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
    6. Phương pháp nghiên cứu. 2
    7. Phạm vi nghiên cứu. 5
    8. Những đóng góp mới của đề tài 5
    9. Cấu trúc của khóa luận. 5
    10. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề. 5
    NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9
    1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 9
    1.1.1. Khái niệm hoạt động và hoạt động khám phá trong học tập. 9
    1.1.1.1. Khái niệm hoạt động. 9
    1.1.1.2. Hoạt động khám phá trong học tập. 10
    1.1.2. Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá. 11
    1.1.3. Ưu, nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá. 12
    1.1.3.1. Ưu điểm 12
    1.1.3.2. Nhược điểm 12
    1.1.4. Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá. 12
    1.1.5. Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá. 13
    1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 14
    1.2.1. Mục tiêu chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11. 14
    1.2.2. Cấu trúc nội dung của chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11. 15
    CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐỂ TỔ CHỨC HỌC SINH HỌC TẬP CHƯƠNG III VÀ IV PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ - SINH HỌC 11. 18
    2.1. Thiết kế các hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11. 18
    2.1.1. Quy trình thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học chương trình Sinh học ở THPT 18
    2.1.2. Hệ thống các hoạt động khám phá trong dạy học chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11. 19
    2.1.2.1. Các hoạt động khám phá trong Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật. 19
    2.1.2.2. Các hoạt động khám phá trong Bài 35: Hoocmôn thực vật 23
    2.1.2.3. Các hoạt động khám phá trong Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa. 28
    2.1.2.4. Các hoạt động khám phá trong Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật 31
    2.1.2.5. Các hoạt động khám phá trong bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật 36
    2.1.2.6. Các hoạt động khám phá trong Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật 39
    2.1.2.7. Các hoạt động khám phá trong Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật 44
    2.1.2.8. Các hoạt động khám phá trong Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật 47
    2.1.2.9. Các hoạt động khám phá trong Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật 50
    2.1.2.10. Các hoạt động khám phá trong Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản. 52
    2.2. Quy trình sử dụng các hoạt động khám để tổ chức dạy học chương III và IV phần Sinh học Cơ thể. 56
    2.2.1. Quy trình sử dụng các hoạt động khám phá để tổ chức HS học tập. 56
    2.2.2. Vận dụng quy trình để tổ chức HS học tập chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11. 57
    2.2.2.1. Hoạt động dạng phân tích tranh, trả lời câu hỏi 57
    2.2.2.2. Hoạt động dạng phân tích, hoàn thiện hoặc thiết lập bảng biểu. 59
    2.2.2.3. Hoạt động dạng phân tích, hoàn thiện hay thiết lập sơ đồ. 62
    2.2.3. Soạn giáo án thực nghiệm theo hướng sử dụng các hoạt động khám phá đã thiết kế 65
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 66
    3.1. Mục đích thực nghiệm 66
    3.2. Nội dung thực nghiệm 66
    3.3. Phương pháp thực nghiệm 66
    3.2.1. Chọn trường - lớp thực nghiệm 66
    3.2.2 Bố trí, tiến hành thực nghiệm 66
    3.2.3. Xử lý số liệu. 67
    3.4. Kết quả thực nghiệm 67
    3.4.1. Kết quả phân tích định lượng. 67
    3.4.1.1. Kết quả thực nghiệm ở bài 34. Sinh trưởng ở thực vật 67
    3.4.1.2. Kết quả thực nghiệm ở bài 35. Hoocmôn thực vật 69
    3.4.2. Phân tích định tính. 70
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
    1. Kết luận. 72
    2. Kiến nghị 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
    PHỤ LỤC





    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Cùng với sự đổi mới của đất nước, nền giáo dục nước ta đang có chuyển biến mạnh mẽ nhằm hướng tới đào tạo người lao động có kiến thức, năng động, sáng tạo, với năng lực tư duy và hoạt động độc lập. Để đạt được mục tiêu trên thì giáo dục đóng vai trò rất quan trọng và đổi mới giáo dục là yêu cầu bức thiết. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là khâu đột phá quyết định việc nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu thời đại.
    Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo cho học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú cho HS” (Chương II, mục 2, điều 28, khoản 2) [26].
    Một trong những phương pháp phát huy tính chủ động tích cực, rèn luyện kỹ năng cho HS là đưa HS vào các hoạt động. Việc giải quyết các hoạt động đó sẽ giúp cho HS vừa củng cố được kiến thức cũ, vừa khám phá ra được những nguồn tri thức mới. Đồng thời qua đó rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy logic như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho HS.
    Nội dung phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11 được biên soạn theo cách tiếp cận mới là tổ chức các hoạt động cho HS. Tuy nhiên các hoạt động trong sách giáo khoa (SGK) chưa đủ để tổ chức cho HS tự mình khám phá ra nguồn tri thức mới. Do đó, việc thiết kế các hoạt động để tổ chức cho HS khám phá nội dung Sinh học 11, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS là vấn đề rất cần thiết.
    Xuất phát từ những lý do trên, nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
    “Thiết kế các hoạt động khám phá để tổ chức học sinh học tập chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu thiết kế các hoạt động khám phá để tổ chức HS học tập chương III và IV phần Sinh học Cơ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Sinh học 11.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Các hoạt động khám phá để tổ chức HS học tập chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu thiết kế các hoạt động khám phá và tổ chức HS học tập theo một quy trình phù hợp thì sẽ phát huy được tính tích cực, năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới đề tài.
    - Tổng hợp các tài liệu liên quan đến hoạt động khám phá của HS.
    - Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11 làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động khám phá.
    - Nghiên cứu quy trình thiết kế hoạt động khám phá để xây dựng hệ thống hoạt động khám phá trong chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11.
    - Vận dụng quy trình sử dụng các hoạt động khám phá để tổ chức HS học tập chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11.
    - Thực nghiệm (TN) sư phạm để đánh giá hiệu quả các hoạt động khám phá đã xây dựng được.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu lý luận dạy học, đặc biệt là các tài liệu về dạy học bằng các hoạt động khám phá làm cơ sở cho việc vận dụng vào dạy học chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11.
    Nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan đến kiến thức chương III và IV phần Sinh học Cơ thể - Sinh học 11.
    6.2. Phương pháp chuyên gia
    Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mình đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai đề tài.
    6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    - Tiến hành TN bằng phương pháp TN chéo ở các lớp tại trường THPT. Các lớp này được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm được dạy 1 giáo án TN và 1 giáo án đối chứng (ĐC) và trao đổi chéo cho nhau. Hai lớp ĐC và TN trong 2 nhóm này có số lượng và chất lượng HS tương đương nhau.

    + Ở lớp TN, giáo án thiết kế theo hướng sử dụng các hoạt động khám phá đã được thiết kế.

    + Ở lớp ĐC, sử dụng giáo án được thiết kế theo các hoạt động có trong SGK và sách giáo viên.
    - Các lớp TN và ĐC do một giáo viên (GV) giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống câu hỏi đánh giá sau mỗi tiết học.
    - Trong quá trình TN, chúng tôi thảo luận với GV bộ môn ở các trường để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...