Tiểu Luận Thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết số dư của các khoản phải thu trong kiểm toán các khoản phải thu

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    THIẾT KẾ CÁC CUỘC KHẢO SÁT CHI TIẾT SỐ DƯ CỦA CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
    LỜI MỞ ĐẦU


    Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều thông qua bán hàng hoá, dịch vụ để thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp. Khi bán hàng hoá, dịch vụ thì do nhiều điều kiện khác nhau từ phía người mua và cả từ phía doanh nghiệp nên có những khoản trả chậm, khoản nợ phải thu từ phía khách hàng. Các khoản phải thu là một khoản mục trong tài sản lưu động trên báo cáo tài chính, thể hiện một phần tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác các khoản phải thu này thường có tính trọng yếu cao nên cần phải được kiểm toán và đánh giá chặt chẽ.


    Khảo sát chi tiết của số dư tập trung vào số dư cuối kì trên sổ cái tổng hợp, các tài khoản trên bảng cân đối tài sản và các tài khoản trên báo cáo thu nhập. Các cuộc khảo sát chi tiết của số dư có mục đích kiểm tra tính chính xác về mặt tiền tệ của những số dư tài khoản. Do đó số dư khoản mục phải thu cũng là số dư cần phải khảo sát chi tiết để xem xét tính chính xác của các số dư đó. Đây là một phần công việc mà kiểm toán viên phải làm trong các cuộc kiểm toán để đánh giá tính trung thực, hợp lí của các báo cáo tài chính.
    Việc thiết kế và thực hiện các cuộc khảo sát chi tiết số dư của các khoản mục là công việc rất khó khăn và tốn kém. Do đó để có được hiểu biết về cách thiết kế và cách thức sử dụng các thủ tục kiểm toán cụ thể trong các cuộc khảo sát chi tiết của số dư các khoản mục em đã chọn đề tài nghiên cứu về cách thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết số dư các khoản phải thu của khách hàng.Tên đề tài là:
    Thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết số dư của các khoản phải thu trong kiểm toán các khoản phải thu của khách hàng.


    Nội dung của đề tài này được trình bày thành các phần như sau:
    Phần I: Cơ sở lí luận của việc thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết của số dư.
    Phần II: Cách thiết kế và thực hiện các cuộc khảo sát chi tiết của số dư các khoản phải thu của khách hàng.


    Do trình độ, kiến thức vẫn còn hạn chế nên đề tài được trình bầy không thể tránh khỏi các sai sót. Do vậy em rất mong được sự hướng dẫn của các thầy cô để em hoàn thiện đề tài này được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.




    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1


    Phần I : Cơ sở lí luận của việc thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết số dư 2
    I. Các hình thức khảo sát 2
    1. Thể thức để đạt đươc sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ 2
    2. Khảo sát kiểm soát 3
    3. Khảo sát chính thức về nghiệp vụ 3
    4. Các thể thức phân tích 4
    5. Các khảo sát chi tiết số dư 4
    II Phương pháp luận của việc thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết số dư 5
    1. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng của các khoản mục cần kiểm toán 5
    2. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu kì kiểm toán chứa khoản mục 5
    3. Thiết kế các cuộc khảo sát kiểm soát , khảo sát chính thức về nghiệp vụ và các thể thức phân tích đối với chu trình kiểm toán chứa khoản mục, dự đoán kết quả 6
    4. Thiết kế các thể thức phân tích đối với số dư của khoản mục cần kiểm toán 6
    5. Thiết kế các cuộc khảo sát các chi tiết của số dư các khoản mục để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù 6


    Phần II.Thiết kế và thực hiện các cuộc khảo sát chi tiết số dư các khoản phải thu khách hàng 7
    I. Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản phải thu khách hàng 7
    II. Thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết của số dư các tài khoản phải thu khách hàng 8
    1. Các thủ tục phân tích đối với chu kì bán hàng và thu tiền 9
    2. Thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết số dư các khoản phải thu để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù 10
    III Quy trình lấy xác nhận các khoản phải thu 16
    1. Lựa chọn hình thức lấy xác nhận 17
    2. Xác định thời gian tiến hành xác nhận 20
    3. Kích cỡ mẫu chọn 21
    4. Lựa chọn các phần tử để lấy xác nhận 21
    5. Kiểm soát của kiểm toán viên trong xác nhận 22
    6. Theo dõi đối với các xác nhận không được trả lời và các thủ tục kiểm toán thay thế 22
    7. Phõn tích các chênh lệch 23
    8. Đưa ra kết luận 24
    IV Một số đánh giá, nhận xét 24
    1. Ưu điểm 24
    2. Nhược điểm 24
    3.Kiến nghị 25
    Kết luận 26
     
Đang tải...