Luận Văn Thiết Kế Bộ Thí Nghiệm Phương Pháp Giảng Dạy Vật Lý Phổ Thông

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Vật lý là khoa học thực nghiệm. Việc giảng dạy vật lý có dùng thí nghiệm ở nhà trường phổ thông là một điều hết sức cần thiết.
    Ở các nước tiên tiến, mỗi trường trung học có hệ thống thí nghiệm riêng cho các môn do các giáo viên trung học tự soạn thảo, thông qua duyệt của hội đồng khoa học và ban giám hiệu nhà trường và áp dụng vào giảng dạy. Vì vậy, hiệu quả giảng dạy ở mỗi trường khác nhau dẫn đến uy tín của mỗi trường cũng khác nhau trở thành niềm tự hào của mỗi giáo viên của trường đó.
    Ở nước ta hiện nay, việc giảng dạy vật lý bằng thực nghiệm ở các trường phổ thông còn rất hạn chế vì nhiều nguyên nhân:
    ã Nhiều thí nghiệm trong sách giáo khoa không thực hiện được do thiếu phương tiện.
    ã Phương tiện thí nghiệm được trang bị thiếu thốn, lạc hậu và kém chính xác. Không được cập nhật thường xuyên. Đây là tình trạng chung của các trường phổ thông trung học, nhất là các trường ở xa thành phố.
    ã Nhiều bài thí nghiệm không đủ thời gian thực hiện trong tiết dạy qui định do các yếu tố phụ như giới thiệu dụng cụ, đo đạc, xử lý kết quả.
    ã Sinh viên chưa được quan tâm đúng mức về vấn đề học tập, rèn luyện nhằm hoàn thiện và nâng cao khả năng tổ chức dạy vật lý bằng thí nghiệm.
    ã Các thí nghiệm vật lý mà sinh viên được học tập, rèn luyện (nếu có) ở trường đại học chưa thật sự xác đáng với vấn đề cần truyền đạt, nhiều thí nghiệm còn xa vời, mơ hồ.
    ã Đầu tư kinh phí cho phương diện này ở các trường phổ thông còn hạn chế, khiêm tốn.
    Từ các nhận định trên, ta thấy cần phải từng bước khắc phục các nguyên nhân trên để việc giảng dạy có hiệu quả hơn. Loại trừ các nguyên nhân khách quan, các vấn đề mang tính chủ quan và đặc thù chuyên môn cần được phân tích và đề nghị các hướng khắc phục.
    2. Song song đó, trong xu thế chung hiện nay thể hiện qua hai kỳ thi tú tài và đại học gần đây nhất, yêu cầu sự hiểu biết chính xác và ứng dụng hiệu quả các kiến thức được học của học sinh là thiết yếu. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả giảng dạy với thí nghiệm đối với giáo viên vật lý trường phổ thông và các giáo sinh sắp tốt nghiệp là vấn đề đang đặt trước nhà trường đại học sư phạm.
    THÍ NGHIEÄM VAÄT LYÙ PHOÅ THOÂNG
    AGU – ÑEØ TAØI NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC 3
    3. Cuối cùng, việc xây dựng một bộ thí nghiệm vật lý riêng của trường ĐHAG để phục vụ cho công tác đào tạo sinh viên sư phạm là đáng được quan tâm thực thi.
    PHẦN 2:
    MỤC ĐÍCH
    1. Mục đích: Theo kinh nghiệm, hầu hết các giáo sinh tốt nghiệp đại học ngành sư phạm vật lý còn rất hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp dạy học thực nghiệm và nhất là kỹ năng giảng dạy với dụng cụ thí nghiệm. Do đó, mục đích của đề tài nghiên cứu này là thiết kế một số dụng cụ thí nghiệm, dùng cho các giáo sinh tập sử dụng thành thạo để giảng dạy tốt hơn sau khi tốt nghiệp và hơn nữa gợi mở khả năng sáng tạo để có thể tự tái tạo lại các dụng cụ khi cần và tự thiết kế các dụng cụ mới.
    Dựa trên chương trình vật lý phổ thông trung học ở các cấp lớp 10, 11, 12 kết hợp với lý luận dạy học và tâm lý giáo dục các dụng cụ thí nghiệm phương pháp giảng dạy vật lý phổ thông cần phải đạt được các yêu cầu sau:
    - Lột tả được tri thức cần truyền đạt.
    - Sát thực với chương trình đào tạo vật lý phổ thông.
    - Có tính truyền thống về hình thức nhưng hiện đại về phương tiện tiến hành.
    - Không quá phức tạp để sinh viên dễ tiếp cận và sử dụng giảng dạy có hiệu quả.
    - Chuẩn bị cho việc kế thừa, thiết kế tương thích để sẵn sàng kết nối với các phương tiện nghe nhìn hiện đại như TV, máy vi tính, máy phóng ảnh, over head,
    2. Các thí nghiệm đề nghị xây dựng: (in nghiêng)
    Các thí nghiệm vật lý được trình bày tiếp theo đây là các thí nghiệm có thể thực hiện được để dạy học và sẽ được biên soạn để sinh viên tham khảo. Tuy nhiện trong điều kiện thực tế chưa thể xây dựng được đầy đủ nên chỉ chọn các thí nghiệm tiêu biểu nhất để thực hiện. Các thí nghiệm in nghiêng sẽ được nghiên cứu chế tạo. Các thí nghiệm còn lại có thể cho sinh viên học và thực hiện khi làm đề tài tốt nghiệp hoặc tự thực hiện sau khi ra trường công tác.
    PHẦN CƠ HỌC:
    2.1 Chuyển động thẳng đều, vận tốc:
    2.2 Chuyển động tròn đều:
    2.3 Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
    2.4 Quảng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
    2.5 Sự rơi tự do – ống Newton:
    2.6 Đo gia tốc rơi tự do: THÍ NGHIEÄM VAÄT LYÙ PHOÅ THOÂNG
    AGU – ÑEØ TAØI NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC 4
    2.7 Chuyển động tròn đều – gia tốc hướng tâm:
    2.8 Tương tác trực tiếp và gián tiếp:
    2.9 Sự cân bằng lực:
    2.10 Định luật I Newton và Quán tính của các vật :
    2.11 Định luật II Newton:
    2.12 Định luật III Newton:
    2.13 Lực đàn hồi – lực kế:
    2.14 Lực ma sát nghỉ và ma sát trượt:
    2.15 Chuyển động trên mặt phẳng nghiêng:
    2.16 Chuyển động của vật ném ngang:
    2.17 Lực tác dụng trong chuyển động tròn đều:
    2.18 Định luật bảo toàn động lượng:
    2.19 Sự cân bằng của vật:
    2.20 Hợp lực đồng qui:
    2.21 Hợp lực song song:
    2.22 Mômen lực – qui tắc mômen:
    2.23 Các dạng cân bằng
    2.24 Dao động điều hoà:
    2.25 Giao thoa sóng cơ – Sóng dừng:
    PHẦN NHIỆT HỌC
    2.26 Định luật Boy – Mariotte:
    2.27 Định luật Charles:
    2.28 Phương trình trạng thái khí:
    PHẦN ĐIỆN HỌC
    2.29 Định luật Ohm trên đoạn mạch:
    2.30 Định luật Ohm trên toàn mạch:
    2.31 Định luật cảm ứng từ:
    2.32 Hiện tượng cảm ứng điện từ:
    2.33 Định luật Lenz:
    PHẦN QUANG HỌC
    2.34 Định luật phản xạ ánh sáng:
    2.35 Định luật phản xạ toàn phần:
    2.36 Định luật khúc xạ ánh sáng:
    2.37 Thấu kính hội tụ:
    2.38 Thấu kính phân kỳ:
    2.39 Sự phân cực ánh sáng:
    2.40 Hiệu ứng quang điện:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...