Đồ Án Thiết kế bộ máy di chuyển cầu trục Q = 15T, L = 18m, vận tốc di chuyển 35m/ph

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong quá trình CNH-HĐH đất nước hiện nay, GTVT đóng một vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tạo ra một cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Để phát huy được sức mạnh to lớn đó, sẽ không thể thiếu một bộ phận hết sức quan trọng đó là một nền công nghiệp cơ khí có đủ sức trang bị những thiết bị hiện đại cho quá trình sản xuất và thi công. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong viêc nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Vì vậy việc tính toán, thiết kế máy và các bộ phận máy sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn.
    Để đạt được kết quả học tập tốt mà xa hơn là công việc thực tế sau này, mỗi sinh viên sau khi đã nghiên cứu song phần lý thuyết của một môn học, việc cần thiết nhất là phải biết vận dụng nó vào thực tế. Môn học Máy Trục- Vận chuyển cũng không lằm ngoài quy luật đó. Để làm được điều này ngoài việc lắm vững kiến thức lý thuyết, sinh viên còn phải biết cách biến những ý tưởng của mình thành thực tế thông qua các công cụ thiết kế đã có. Thiết kế máy là quá trình thiết kế ra những chi tiết và bộ phận máy có hình dạng và kích thước cụ thể. Các chi tiết máy thiết kế ra phải làm việc được, đó là yêu cầu đầu tiên mà nhà thiết kế nào cũng phải làm được. Nhưng chỉ có vậy thì chưa đủ. Một chi tiết máy sản xuất ra còn phải đạt được yêu cầu về chỉ tiêu kinh tế đó là giá thành hạ, phù hợp với điều kiện sản xuất của đơn vị mình. Đồng thời phải đạt được yêu cầu về tính kỹ thuật như độ cứng, độ bền .
    Nhiệm vụ chính của môn học “ Máy trục- vận chuyển”, trong đó phần chủ yếu là “Máy trục”, là nghiên cứu tìm hiểu các phương tiện cơ giới hoá xếp dỡ, nâng chuyển vật nặng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, Quốc phòng- Cơ giới tất cả các quá trình sản xuất, kể cả xếp dỡ, nâng chuyển là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển nền kinh tế quốc dân.
    Nhiệm vụ của bản thiết kế này là thiết kế bộ máy di chuyển của một cầu trục. Cầu trục là một loại máy trục có kết cấu giống chiếc cầu có bánh xe lăn trên đường ray chuyên dùng, nên còn gọi là cầu lăn. Với những số liệu đã cho thì cầu trục cần thiết kế ở đây là loại cầu trục hai dầm.
    Do chưa có kinh nghiệm thực tế nên khó tránh khỏi sự thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
    Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo TS: Nguyễn Văn Vịnh và thầy giáo KS: Bùi Thanh Danh cùng toàn thể các thầy giáo trong bộ môn Máy Xây Dựng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình tiến hành thiết kế.

    ĐỀ THIẾT KẾ MÔN HỌC MÁY NÂNG- VẬN CHUYỂN
    Đề tài 5: Thiết kế bộ máy di chuyển cầu trục. Với các số liệu sau:
    Tải trọng nâng Q (tấn) : 15
    Trọng lượng xe con (tấn) : 2,5
    Trong lượng cầu (tấn) : 12
    Vận tốc di chuyển cầu trục(m/ph) : 35
    Khẩu độ (m) : 18
    Chế độ làm việc : Nhẹ
    I. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi sử dụng của cầu trục.
    1. Cấu tạo.
    Cầu trục là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu,trên đó có lắp bộ máy di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường của nha xưởng, nên còn gọi là cầu lăn. Theo dạng kết cấu thép của cầu trục chia cầu trục ra thành hai loại: Cầu trục một dầm và cầu trục hai dầm.Với thông số đầu vào là: sức nâng tải Q= 25 tấn, khẩu độ l = 15m thì cầu trục cần thiết kế ở đây là cầu trục hai dầm có cấu tạo như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...