Đồ Án Thiết kế bộ đánh thức cho mạng cảm biến không dây

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,
    công nghệ vi mạch điện tử và viễn thông, đặc biệt trong lĩnh vực vô tuyến đã đem
    lại nhiều ứng dụng mới, cho phép chúng ta dễ dàng thu thập các thông tin ở bất kỳ
    vùng địa lý nào và tại bất kỳ thời điểm nào. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các
    phương pháp thu thập thông tin khác nhau, trong đó các ứng dụng của mạng cảm
    biến không dây (Wireless Sensor Network) được phát triển ngày càng rộng khắp
    trên thế giới cũng như ở nước ta.
    Quá trình thiết kế và xây dựng mạng cảm biến không dây đặt ra một số vấn
    đề như vấn đề năng lượng tiêu thụ, vấn đề đồng bộ cảm biến, vấn đề mở rộng
    mạng Năng lượng luôn là yếu tô quan trọng của bất kì loại mạng nào. Với mạng
    cảm biến không dây, do đặc thù của mạng có thể được triển khai và hoạt động ở
    mọi lúc mọi nơi nên yêu cầu mỗi nút mạng phải có khả năng hoạt động liên tục
    trong một thời gian dài. Do đó năng lương tiêu thụ là vấn đề được quan tâm hàng
    đầu trong việc duy trì thời gian hoạt động của một nút mạng .
    Mỗi một nút cảm biến là một thiết bị điện rất nhỏ, nên chỉ được trang bị
    nguồn năng lượng hạn chế, trong hầu hết các ứng dụng, do đặc thù nên việc tiếp
    thêm năng lượng là không thể thực hiện được. Cho nên thời gian tồn tại của nút cảm
    biến phụ thuộc vào tuổi thọ của nguồn năng lượng. Trong mạng cảm biến đa kết
    nối, mỗi nút vừa đóng vai trò là điểm khởi đầu số liệu và định tuyến số liệu. Sự trục
    trặc của vài nút có thể là nguyên nhân quan trọng của việc thay đổi hình thái mạng,
    phải định tuyến lại gói tin và phải tổ chức lại mạng. Do đó việc bảo tồn nguồn năng
    lượng và quản lý nguồn năng lượng là rất quan trọng. Vì lý do đó, mà đã có nhiều
    nhà nghiên cứu cố gắng đi tìm giải pháp để quản lý và sử dụng năng lượng một
    cách có hiêu quả. Và một số phương án đã được đưa ra:
    ã Nghiên cứu ứng dụng nguồn năng lượng mới.
    ã Tính toán, thiết kế các thuật toán, giao thức ít tiêu tốn năng lượng.
    ã Thiết kế, tối ưu phần cứng của từng nút mạng.
    i




    Trong đồ án này, một giải pháp tổng thể đã được đưa ra để tối ưu năng lượng
    tiêu thụ của toàn mạng. Đó là kết hợp giữa việc tối ưu phần cứng với việc lựa chọn,
    ứng dụng một giao thức truy nhập phù hợp. Thông thường, để để điều khiển truy
    nhập giữa các nút mạng, người ta sử dụng chu trình điều khiển mà trong đó cả nút
    thu mà phát sẽ được bật tắt theo chu kỳ được xác định bởi tín hiệu đồng bộ. Tuy
    nhiên giữa nút thu và nút phát thường mất đồng bộ, dẫn tới các nút này được bật lên
    không đúng thời điểm, tiêu tốn năng lượng vô ích. Thay vì như vậy, một đề xuất
    được đưa ra là sử dụng một bộ thu phụ có chức năng giống như bộ thu chính tuy
    nhiên nó có cấu tạo đơn giản hơn và tiêu thụ năng lượng cực nhỏ, nó sẽ liên tục
    giám sát kênh truyền, xử lý báo hiệu và gửi tín hiệu nhằm khởi động (đánh thức) bộ
    thu phát chính khi cần thiết. Bộ thu phụ này còn gọi là bộ đánh thức.
    Mục đích của đồ án là phân tích thiết kế bộ đánh thức tiêu thụ công suất thấp
    500àW, hoạt động ở dải tần 2.4 GHz cho mạng cảm biến không dây. Đặc biệt bộ
    đánh thức này sẽ được thiết kế chế tạo dựa trên nền tảng công nghệ CMOS 130 nm.
    Đồ án gồm 4 chương:
     Chương 1. Lý thuyết chung
    Trong chương đầu tiên này sẽ trình bày tổng quan về mạng cảm biến không
    dây như là khái niệm, cấu trúc, ứng dụng. Những cơ sở lý thuyết chung nhất về các
    linh kiện điện tử cơ bản như tụ điện, điện trở, cuộn cảm, transistor, lý thuyết về
    công nghệ CMOS, đặc biệt là ảnh hưởng của tín hiệu tần số cao tới đặc tính của các
    linh kiện cũng sẽ được trình bày trong chương này. Phần cuối cùng sẽ trình bày sơ
    lược về phần mềm Cadence đã sử dụng trong quá trình phân tích thiết kế.
     Chương 2. Phân tích thiết kế bộ đánh thức
    Chương này sẽ trình bày những phân tích các yếu tố kỹ thuật như: công suất
    tiêu thụ, độ nhạy, độ ổn định của các loại bộ thu từ đó đề xuất một cấu trúc phù hợp
    cho bộ đánh thức. Sau đó, những vấn đề sơ lược nhất về các khối của cấu trúc bộ
    đánh thức đã chọn sẽ được trình bày.
     Chương 3. Thiết kế khối khuếch đại tạp âm thấp (LNA).
     Chương 4. Thiết kế khối tách biên (ED)
    Hai chương này sẽ trình bày chi tiết về quá trình phân tích, thiết kế hai khối
    quan trọng nhất của bộ đánh thức: khối khuếch đại tạp âm thấp và khối tách biên
    ii




    bao gồm cả những kết đạt được như: sơ đồ mạch, nguyên lý, các thông đã tối ưu, sơ
    đồ layout
    Trong quá trình thực hiện đồ án, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
    từ các thầy cô trong viện Điện tử - Viễn thông cũng như bè bạn trong viện, đặc biệt
    phải kể đến sự tận tâm, nhiệt tình của TS. Phạm Nguyễn Thanh Loan giáo viên
    trực tiếp chịu trách nhiệm hướng dẫn đồ án tốt nghiệp.
    Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Nguyễn Thanh
    Loan, các thầy cô trong viện Điện tử - Viễn thông cùng toàn thể các cá nhân, tập
    thể đã có những giúp đỡ kịp thời cũng như những ý kiến đóng góp quý báu cùng
    góp phần hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...