Thạc Sĩ Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 11 chương trình nâng cao

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 11 chương trình nâng cao​
    Information

    MS: LVHH-PPDH044
    SỐ TRANG: 109
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, hầu hết các giáo viên đều sử dụng câu hỏi trong
    những giờ lên lớp của mình. Điều đó không phải là chuyện ngẫu nhiên mà bởi giáo viên ý thức được
    tầm quan trọng cũng như tác dụng to lớn của các câu hỏi. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là các câu
    hỏi đó hầu như còn rất lan man, không theo một logic chặt chẽ hay nói cách khác là không có sự
    định hướng. Điều đó làm giảm tác dụng của các câu hỏi đồng thời làm cho học sinh không nắm
    được trình tự cũng như nội dung trọng tâm của bài học.
    Bộ câu hỏi định hướng bài học gồm câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung sẽ
    hướng học sinh vào những hoạt động có chủ đích hơn. Từ đó, học sinh sẽ hứng thú hơn trong quá
    trình tìm tòi, suy nghĩ để trả lời những câu hỏi đó và học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập, yêu
    thích bộ môn. Khi yêu thích bộ môn, học sinh sẽ chủ động, tích cực hơn trong học tập và kết quả học
    tập sẽ được nâng cao.
    Tuy nhiên, làm thế nào để thiết kế được bộ câu hỏi định hướng và bài dạy sử dụng bộ câu hỏi
    định hướng có thể kích thích được tư duy của học sinh, lôi cuốn các em vào từng hoạt động của bài
    dạy, là điều cần quan tâm hơn cả. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng bài học, cũng là một
    trong những hướng đổi mới phương pháp có tính khả thi cao. Do đó, tôi chọn đề tài “Thiết kế bộ
    câu hỏi định hướng bài học lớp 11 chương trình nâng cao” với mong muốn góp phần nhỏ vào
    việc đổi mới phương pháp, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu lí luận về việc sử dụng câu hỏi và thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học môn hoá
    học chương Nitơ và chương Cacbon lớp 11 chương trình nâng cao.
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    - Nghiên cứu lý luận về việc sử dụng câu hỏi trong dạy học.
    - Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các loại câu hỏi ở trường trung học phổ thông. Tổng kết
    kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong dạy học hóa học qua việc tham khảo ý kiến của các GV dạy học
    lâu năm.
    - Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học.
    - Vận dụng để thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học và giáo án chương Nitơ và chương Cacbon
    HH11 (chương trình nâng cao).
    - Đề xuất các biện pháp nâng cao tính khả thi của việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học
    nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học hoá học lớp 11 chương
    trình nâng cao. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của bộ câu hỏi định hướng
    bài học đã được thiết kế.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương Nitơ
    và chương Cacbon lớp 11 (chương trình nâng cao).
     Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hoá học ở lớp 11 trường THPT.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung dạy học: Hoá học lớp 11 chương trình nâng cao.
    - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT tại Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Cà
    Mau.
    - Thời gian nghiên cứu: tháng 7/2009- 10/2010.
    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu thiết kế và sử dụng tốt bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học hoá học sẽ tạo được
    hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học ở trường
    phổ thông.
    7. Phương pháp nghiên cứu
     Các phương pháp nghiên cứu lí luận
    - Đọc và nghiên cứu tài liệu.
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp.
    - Phương pháp phân loại và hệ thống hoá.
    - Phương pháp xây dựng giả thuyết.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
     Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Quan sát.
    - Trò chuyện, phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên nhiều kinh nghiệm, các em học sinh.
    - Điều tra bằng phiếu câu hỏi.
    - Thực nghiệm sư phạm.
     Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu.
    8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
    - Xây dựng nguyên tắc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi trong dạy học.
    - Đề xuất quy trình thiết kế và các hướng sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học.
    - Thiết kế bộ câu hỏi và xây dựng các giáo án chương Nitơ và chương Cacbon HH11 chương
    trình nâng cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...