Luận Văn Thiết kế bộ bảo mật điện thoại

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế bộ bảo mật điện thoại
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]LỜI MỞ ĐẦU



    Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của nghành Điện Tử, sự ra đời của nhiều công nghệ mới được ứng dụng vào nghành Kỹ Thuật Viễn Thông đã giúp cho nghành Viễn Thông có sự tiến bộ đáng kể. Hệ thống thông tin liên lạc đã được nâng cao, sử dụng đa năng, hiệu quả và chính xác, nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống con người. Nhưng một vấn đề được đặt ra cho việc thông tin liên lạc là việc bảo mật thông tin truyền đi

    Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của bạn bè, thầy cô em đã tìm hiểu về vấn đề thông tin liên lạc trong điện thoại để từ đó tìm ra phương pháp bảøo mật thông tin. Đây là lý do để em thực hiện đề tài: “THIẾT KẾ BỘ BẢO MẬT ĐIỆN THOẠI“

    Do khả năng kiến thức còn hạn chế và khả năng thực tiễn chưa sâu nên tập luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong sự góp ý chân thành cuả qúy Thầy Cô và bạn bè để đề tài ngày càng hồn thiện hơn.

    Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
    Sinh viên thực hiện

    Nguyễn Văn Sinh
    I . ĐẶT VẤN ĐỀ:

    Với xu thế hiện đại hóa và định hướng phát triển nền KH-KT nước nhà, chúng tôi những sinh viên ngành Điện – Điện Tử phải có nhiệm vụ hồn thiện về mọi mặt, đặc biệt về kiến thức chuyên môn. Theo xu thế chung đó, sự phát triển của ngành Điện Tử đã cho ra đời nhiều công nghệ mới được áp dụng vào ngành Viễn Thông, đã giúp cho ngành Viễn Thông có sự tiến bộ đáng kể. Hệ thống thông tin liên lạc đã được nâng cao, sử dụng đa năng, hiệu qủa và nhanh chóng chính xác để đáp ứng nhu cầu đời sống con người.
    Trong qúa trình liên lạc thông tin thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đó là việc thông tin truyền đi có được an tồn và giử kín hay không. Đây chính là nguyên nhân để người thực hiện đề tài thiết kế BỘ BẢO MẬT ĐIỆN THOẠI.

    II. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ:
    Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức truyền thông tin như: thư từ, phát thanh, truyền hình, báo chí, điện thoại, điện tín, fax, Hệ thống thông tin bằng diện thoại là phương thức thông tin liện lạc tiện lợi, hữu hiệu nhất và sử dụng rộng rãi nhất. Cho nên, trong luận văn, người thực hiện đề tài chỉ chọn việc bảo mật thông tin giữa hai máy điện thoại
    Bảo mật điện thoại là cách thức bảo vệ cuộc đàm thoại giữa hai thuê bao, ngăn cản người nghe lén trên hệ thống mạng điện thoại công cộng. Mạch bảo mật điện thoại không thể phát hiện đường dây có an tồn hay không nhưng có tác dụng biến đổi tín hiệu thoại thành một tín hiệu khác hồn tồn. Chỉ có thuê bao bị gọi với thiết bị khôi phục thích hợp mới nghe được. Như vậy an tồn thông tin trên đường dây điện thoại sẽ được bảo đảm .
    Vì thời gian thực hiện đề tài có 6 tuần nên người thực hiện đề tài chia đề tài làm các phần sau:
    PHẦN A : DẪN NHẬP
    PHẦN B : LÝ THUYẾT
    PHẦN C : THIẾT KẾ
    PHẦN D : MỤC LỤC –TÀI LIỆU THAM KHẢO –KẾT LUẬN
    HƯỚNG PHÁT TRIỂN

    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    Thông qua việc thực hiện đề tài “THIẾT KẾ BỘ BẢO MẬT ĐIỆN THOẠI” đã giúp cho người thực hiện đề tài hiểu rõ một lĩnh vực mới về Viễn Thông, đó là nguyên lý và cách thức hoạt của tổng đài điện thoại để từ đó người thực hiện mới tìm ra phương pháp cho việc bảo mật trong điện thoại.

    Cũng như củng cố và hiểu sâu hơn về kiến thức đã học như:
    ã Các phương pháp điều chế – giải điều chế.
    ã Các vấn đề về mạch dao động.
    ã Các vấn đề về mạch lọc.

    IV. THỂ THỨC NGHIÊN CỨU:

    Việc thực hiện “BỘ BẢO MẬT ĐIỆN THOẠI” có 2 phương pháp:
    ã Bảo mật kiểu tương tự.
    ã Bảo mật kiểu số.

    IV.1 Bảo mật kiểu tương tự:

    * Ưu điểm:
    Mạch hoạt động hồn tồn tự động. Sau khi thuê bao gác máy, mạch bảo mật luôn hoạt động ở chế độ bình thường sẵn sàng nhận cuộc gọi hay thực hiện cuộc gọi.
    * Khuyết điểm:
    - Thiết kế mạch phức tạp vì cần mạch Hybrid và mạch điều khiển.
    - Máy mắc song song có thể nghe được tín hiệu thoại nếu điều chỉnh sóng mang thích hợp.

    IV. Bảo mật kiểu số:

    *Ưu điểm:
    - Lắp ráp đơn giản.
    - Mạch gọn nhẹ.
    - Không dùng mạch điều khiển Relay.
    *Khuyết điểm:
    - Do tần số lấy mẫu phải lớn hơn hai lần tần số âm thanh cao nhất và tần số trung tâm khi đảo phổ bằng ¼ tần số lấy mẫu nên:
    + Nếu tần số lấy mẫu lớn hơn kéo theo tần số trung tâm lớn điều này làm phổ sau khi đảo có biên trên loại ra ngồi băng thông thoại, kết quả là âm thanh sau khi giải điều chế bị mất thành phần tần số thấp.
    + Nếu tần số lấy mẫu nhỏ thì tần số tín hiệu âm thanh cao nhất phải nhỏ để không bị méo, nghĩa là tần số âm thanh cao bị xén.
    - IC CODEC rất hiếm trên thị trường và giá thành cao.
    Qua các ưu điểm và khuyết điểm của từng mạch bảo mật người thực hiện đề tài chọn BỘ BẢO MẬT ĐIỆN THOẠI KIỂU TƯƠNG TỰ.

    MỤC LỤC

    PHẦN A : DẪN NHẬP
    Trang
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    II. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ 1
    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

    PHẦN B : LÝ THUYẾT

    Chương I : Giới thiệu chung về bảo mật thông tin 3
    I.1 Mục đích bảo mật trong thông tin 3
    I.2 Giới thiệu các phương pháp bảo mật 3
    I.3 Lựa chọn phương pháp thi công 6
    Chương II: Giới thiệu chung về tổng đài điện thoại
    II.1 Tổng đài điện thoại 8
    II.2 Phân loại tổng đài 10
    II.3 Máy điện thoại 12
    II.4 Trung kế 14
    II.5 Vùng nội bộ-các âm hiệu của tổng đài 14
    Chương III: Điều biến - Giải điều biến
    III.1 Kỹ thuật điều biên 18
    III.2 Đơn biên (SSB) 20
    Chương IV: Bộ khuếch đại thuật tốn (OP – AMP)
    IV.1 Khái niệm 28
    IV.2 Mạch cơ bản của op-amp 29
    IV.3 Các thông số của op-amp 30
    Chương V:Mạch dao động
    V.1 Tiêu chuẩn dao động (Tiêu chuẩn Barkhausen) 36
    V.2 Mạch dao động 37 Chương VI: Mạch lọc
    VI.1 Khái niệm 40
    VI.2 Mạch lọc thụ động 40
    VI.3 Mạch lọc tích cực 42


    PHẦN C : THIẾT KẾ

    I.NGUYÊN LÝ-SƠ ĐỒ KHỐI BỘ BẢO MẬT ĐIỆN THOẠI

    1. Nguyên Lý 47
    2. Sơ Đồ Khối 47

    II.THIẾT KẾ MẠCH

    1. Mạch dao động chuẩn 50
    2. Mạch Hybrid 52
    3. Mạch điều chế – giải điều chế cân bằng DSB 54
    4. Mạch lọc tần số thấp 57
    5. Mạch điều khiển Relay 60
    6. Mạch nguồn cung cấp 63


    PHẦN D : PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    KẾT LUẬN[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...