Đồ Án Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong nền sản suất hiện đại, máy điện một chiều được coi là một loại máy điện quan trọng. Nó được dùng làm động cơ điện, máy phát điện hay dùng trong các điều kiện làm việc khác.
    Động cơ điện một chiều có đặc tính điều chỉnh tốc độ rất tốt, vì vậy được dùng nhiều trong những ngành công nghiệp có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ như cán thép, hầm mỏ, giao thông vận tải.
    Mặc dù động cơ điện có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp, nhưng luôn đi kèm với nó là những yêu cầu về điện áp, dòng điện. Chính vì vậy cần một phương pháp nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên.
    Điện tử công suất là lĩnh vực kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu những ứng dụng các linh kiện bán dẫn làm việc ở chế độ chuyển mạch vào quá trình biến đổi điện năng. Hiện nay các thiết bị điện tử công suất chiếm hơn 30% trong số các thiết bị của một xí nghiệp hiện đại. Nhờ chủ trương mở cửa ngày càng có thêm nhiều xí nghiệp mới, dây truyền sản xuất mới, đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và kỹ sư điện những kiến thức về điện tử công suất về vi mạch và vi xử lý. Xuất phát từ yêu cầu thực tế và tầm quan trọng của bộ môn điện tử công suất các thầy cô trong bộ môn điện tử công suất đã cho chúng em từng bước tiếp xúc với việc thiết kế thông qua đồ án môn học điện tử công suất.
    Đối với những sinh viên năm thứ 3, đây là lần đàu tiên tiếp xúc với thực tế. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để đồ án được tốt hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tự động hoá xí nghiệp công nghiệp và đăc biệt là thầy giáo ts.Võ Minh Chính tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án này.


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
    I. NGUYÊN LÝ CHUNG
    II. CẤU TẠO CHUNG.
    1. STATO.
    2. Roto.
    III. ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU.
    1. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông θ
    2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ Rf trên mạch phần ứng.
    3. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp.

    CHƯƠNG II: CHỌN PHƯƠNG ÁN MẠCH LỰC
    I. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ.
    II. CHỌN SƠ ĐỒ MẠCH LỰC.
    III. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH LỰC.
    1. Khâu chỉnh lưu cầu một pha.
    2. Băm xung áp một chiều theo nguyên tắc không đối xứng.

    CHƯƠNG III: TÍNH CHỌN MẠCH LỰC VÀ MÁY BIẾN ÁP.
    I. TÍNH CHỌN MẠCH LỰC.
    II. TÍNH CHỌN DIODE CHO MẠCH CHỈNH LƯU KHÔNG ĐIỀU KHIỂN.
    III. TÍNH CHỌN MÁY BIẾN ÁP.
    1.Tính mạch từ.
    2. Tính toán dây quấn_số vòng và kích thước dây.
    3. Tính toán kích thước mạch từ
    4. Tính toán kích thước cửa sổ.
    5. Kết cấu, dây quấn.
    6. Tính tổng sụt áp trong máy biến áp.
    IV. TÍNH TOÁN BỘ LỌC
    1. Tính toán chung.
    2. Tính toán thiết kế cuộn kháng lọc một chiều.

    CHƯƠNG IV: CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ MẠCH LỰC VÀ CÁC VAN BÁN DẪN
    I. SƠ ĐỒ VÀ TÍNH CHỌN CÁC PHẦN TỬ BẢO VỆ
    II. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA ĐIỆN TRỞ.
    III. TÍNH TOÁN APTOMÁT BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN

    CHƯƠNG VII: MÔ PHỎNG.
    I. MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN.
    KẾT LUẬN
     
Đang tải...