Đồ Án Thiết kế bể đá cây, năng suất 5 tấn/ngày

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Từ xa xưa con người đã biết lấy các loại nước đá thiên nhiên từ sông, suối, ao, hồ để sử dụng làm lạnh, dự trữ trong nhà để mùa hè lại đem ra dùng. Quá trình hình thành đá thiên nhiên dựa vào lạnh của thiên nhiên, nhiều nơi mùa đông không khí lạnh đến -20 độ C, -30 độ C làm cho nước trong ao, hồ, sông, suối, bị đóng băng.

    Cho đến khi ngành lạnh ra đời, và bắt đầu phát triễn mạnh ở trên thế giới thì con người sử dụng kỹ thuật lạnh vào trong nhiều mục đích khác nhau của mình, từ đơn giản cho đến tinh vi.
    Một trong những ứng dụng đầu tiên của con người chính là sản xuất ra nước đá( đá nhân tạo) ở nhiều dạng khác nhau( dạng khối, dạng viên, dạng vẩy, dạng bột, .), tuỳ theo yêu cầu sử dụng và điều kiện sản xuất thực tế.

    Nước đá được sử dụng rộng rãi trong làm lạnh, trữ cho vận chuyển, bảo quản nông thuỷ sản, thực phẩm, cho chế biến lạnh các sản phẩm từ thịt, thuỷ sản và cho sinh hoạt của người dân.
    Vì nước đá có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, nên khi nhận được đề tài “thiết kế bể đá cây, năng suất 5 tấn/ngày” em cảm thấy rất thích thú.

    Từ trước đến nay, nói đến nước đá ai cũng biết,nói đến làm nước đá thì người ta chỉ nghĩ đơn giản là hạ nhiệt độ xuống thấp để nước đóng băng, nhưng để làm được điều đó thì đòi hỏi người kỹ sư phải tính toán và thiết kế ra được những thiết bị làm lạnh, và phải đảm bảo những tiêu chuẩn của nước đá.
    Trên thực tế nếu muốn xây dựng thành công một nhà máy, để nó đi vào hoạt động có hiệu quả thì người kỹ sư không phải chỉ có kiến thức về kỹ thuật mà đòi hỏi phải tính đến tính kinh tế khi xây dựng một phân xưởng. Trong khuôn khổ đồ án môn học này chắc chắn những gì em làm vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng thông qua đồ án này em cũng đã học được rất nhiều kiến thức, đặt biệt là phải biết cách áp dụng những gì mình đã học trên sách vỡ vào thực tế.

    Trong khi thực hiện đồ án này có những kiến thức thực tế em không rõ, không có kinh nghiệm cũng nhờ có sự chỉ dẫn tận tình của thầy LÊ QUANG HUY đã giúp em hoàn thành đồ án này.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy Quang Huy và các thầy trong bộ môn ĐIỆN LẠNH đã giúp đỡ em. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi nhiều sai sót. Vì vậy, kính mong các thầy, cô góp những ý kiến quý báu để em có thể hiểu biết thêm nhiều điều bổ ích.



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU trang 3
    Chương 1: VÀI NÉT VỀ NƯỚC VÀ NƯỚC ĐÁ
    1.1 Tính chất vật lý của nước 4
    1.2 Tính chất vật lý của nước đá 4
    1.3 Cơ sở vật lý của quá trình đông đá 4
    Chương 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
    2.1 Chọn phương án sản xuất 5
    2.2 Chọn nồng độ muối NaCl 5
    2.3 Chọn tác nhân lạnh 6
    2.4 Bể nước đá khối 6
    2.5 Quy trình làm nước đá 7
    2.6 Giải thích quy trình 8
    Chương 3: TÍNH CÁCH NHIỆT CÁCH ẨM VÀ KẾT CẤU BỂ ĐÁ
    3.1 Tính cách nhiệt cách - ẩm cho bể đá 13
    3.2 Xác định kích thước bể đá 17
    3.3 Tính nhiệt bể dá 19
    Chương 4: TÍNH TOÁN CHU TRÌNH, TÍNH CHỌN MÁY NÉN
    4.1 Chọn các thông số của chế độ làm việc 23
    4.2 Chu trình máy nén một cấp 24
    4.3 Tính chọn máy nén một cấp 25
    Chương 5: TÍNH CÁC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG LẠNH
    5.1 Tính toán thiết kế thiết bị ngưng tụ 28
    5.2 Tính toán thiết bị bay hơi 31
    Chương 6: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ PHỤ
    6.1 Bình tách dầu 32
    6.2 Bình hồi dầu 33
    6.3 Bình chứa cao áp 33
    6.4 Bình tách lỏng 34
    6.5 Bình tách khí không ngưng 35
    6.6 Bình tách lỏng giữ mức 35
    6.7 Quạt khuấy bể đá 36
    6.8 Hệ thống đường ống 36

    SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỂ ĐÁ CÂY 37
    KẾT LUẬN: 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO: 40
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...