Đồ Án Thiết kế bể Aerotank xử lý nước thải xeo giấy công suất 1000 m3/ngày đêm

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, nền kinh tế chuyển mình phát triển mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, các đơn vị sản xuất tranh đua phát triển, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt của con người. Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành giấy đang phát triển không ngừng, nhu cầu về giấy hiện nay là rất lớn với chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng. Thế nhưng đó cũng là nguyên nhân của việc lượng nước thải cũng như chất thải khác gia tăng đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cần được kiểm soát.
    Phương pháp xử lý sinh học được ứng dụng rộng rãi từ hơn 100 năm nay, đến bây giờ, nó đã có mặt trong hầu hết các công trình xử lý nước thải và trong tương lai nó vẫn còn phát triển mạnh mẽ với nhiều công trình ứng dụng. Đồ án môn học xử lý chất thải mà em thực hiện nhằm nghiên cứu áp dụng, tính toán thiết kế công trình xử lý sinh học cho nước thải xeo giấy.
    Trong quá trình thực hiện đồ án, mặc dù có cố gắng nhưng vẫn còn những một số lỗi, nên em cũng mong muốn được thầy cô góp ý, chỉnh sửa và giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của môn học.




    CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

    I. Đặt vấn đề
    Công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Công nghiệp giấy phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu về các sản phẩm giấy ngày càng tăng, thu hút nhiều lao động tham gia cũng như kéo theo sự phát triển của một số ngành liên quan như : lâm nghiệp, xuất nhập khẩu, vận tải, . . .; chính vì vậy ngành công nghiệp này không thể thiếu được trong đời sống của người dân.
    Công nghiệp sản xuất giấy ra đời vừa đáp ứng được nhu cầu trong nước vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận đáng kể nhân dân. Giấy đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong cuộc sống con người để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: giấy viết, giấy in, giấy bao bì, vàng mã, sinh hoạt Bột giấy được sản xuất từ nguyên liệu chủ yếu là gỗ, tre, nứa, lồ ồ, giấy tái sinh, Tuy nhiên, nếu lượng nước thải do ngành công nghiệp này thải ra mà không qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước. Độc tính của các dòng nước thải từ các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy là do sự hiện diện một hỗn hợp phức tạp các dịch chiết trong thân cây bao gồm : nhựa cây, các axit béo, lignin và một số sản phẩm phân hủy của lignin đã bị clo hóa có trọng lượng phân tử thấp. Nồng độ của một số chất từ dịch chiết có khả năng gây ức chế đối với cá. Khi xả trực tiếp nguồn nước thải này ra kênh rạch sẽ hình thành từng mảng giấy nổi lên trên mặt nước, làm cho nước có độ màu khá cao và hàm lượng DO trong nước hầu như bằng không. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật nước mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
    Hiện nay có khoảng 90 nhà máy giấy đang hoạt động trong cả nước, sản lượng giấy các tỉnh phía nam gần 90000 tấn / năm, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 12000 tấn / năm. Tổng sản lượng bột giấy ở miền nam đạt đến 92500 tấn / năm, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 18000 tấn / năm. Nước thải của nghành công nghiệp giấy có hàm lượng COD khá cao 22000 – 46500 mg/l, BOD chiếm từ 40 – 60 % COD phần lớn được gây ra từ những chất hữu cơ không Lignin. Ngoài các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải dịch đen đã được đề cập thì nước thải của xeo giấy có tỉ lệ COD, BOD, Lignin không cao bằng nước thải dịch đen nhưng các chỉ tiêu này cũng vượt quá giới hạn cho phép, do đó cần xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là một điều tất yếu.

    II. Nhiệm vụ của đồ án
     Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất đặc trưng, khả năng gây ô nhiễm của nước thải sản xuất giấy và bột giấy.
     Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy
     Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp
     Tính toán thiết kế công trình xử lý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...