Đồ Án Thiết kế bể Aerotank xử lý nước thải cao xu (kèm bản vẽ)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/9/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU:
    Công nghiệp cao su ngày nay là một trong những nghành công nghiệp hàng đầu
    có tiềm năng phát triển vô cùng to lớn. Cao su được dùng hầu hết trong các lĩnh vực
    phục vụ cho nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu.
    Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, nhu cầu tiêu thụ cao su ngày càng
    tăng. Ngoài tiềm năng công nghiệp, cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất, đồi trọc,
    bảo vệ đất tránh rửa trôi, xói mòn, tránh ô nhiễm cải thiện môi trường
    Ngành công nghiệp sơ chế mủ cao su đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ
    giai đoạn sơ chế thủ công tại các nông trại nhỏ, phát triển đến ngày nay với các dây
    chuyền công nghệ ngày càng hoàn thiện cho ra sản phẩm đồng nhất, chất lượng cao, đạt
    tiêu chuẩn quốc tế.
    Nước ta là một trong những nước có tiềm năng phát triển cao su rất lớn. Ngành
    cao su cũng đã được nhà nước và các đối tác nước ngoài quan tâm đầu tư bằng vốn tự có
    và vốn nước ngoài. Đến năm 1997, diện tích trồng cây cao su ở nước ta đạt gần 300.000
    ha, với sản lượng khoảng 185.000 tấn. Theo qui hoạch tổng thể, với nguồn vốn vay của
    ngân hàng thế giơi, đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha và sản
    lượng cao su khoảng 300.000 tấn. Hiện nay để chế biến hết số mủ cao su thu hoạch
    được, hơn 24 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất từ 500 đến 12.000 tấn/năm đã
    được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều tỉnh phía Nam, chủ yếu là tại trung các tỉnh
    miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Bên cạnh đó, một số nhà
    máy chế biến mủ cao su cũng đã và đang hình thành bằng nguồn vốn ngân hàng thế
    giới. Những năm gần đây, cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến
    lược mang lại hàng triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn
    công nhân làm việc cho nhà máy và hàng ngàn công nhân làm việc trong các nông
    trường cao su.
    Tuy nhiên công nghiệp sơ chế cao su lại gây một số tác động xấu đến môi trường
    sống. Trong quá trình chế biến mủ cao su, nhất là khâu đánh đông mủ (đối với qui trình
    chế biến mủ nước) và khâu ly tâm mủ (đối với qui trình sản xuất mủ ly tâm) các nhà
    máy chế biến mủ cao su đã thải ra hàng ngày một lượng lớn nước thải khoảng từ 600 –
    1.800 m3 cho mỗi nhà máy với tiêu chuẩn sử dụng nước 20 -30 m3/tấn DRC. Lượng
    nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ rất cao như acid acetic, đường,
    protein, chất béo Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/L, BOD từ 1.500 –
    12.000 mg/L đã làm ô nhiễm hầu hết các nguồn nước trong khu vực. Bên cạnh việc gây
    ô nhiễm các nguồn nước ( nước ngầm, nươc mặt), các chất hữu cơ trong nước thải bị
    phân huỷ kỵ khí tạo thành H2S và mercaptan là những hợp chất không những gây độc
    và ô nhiễm môi trường mà chúng còn là nguyên nhân gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến
    môi trường và dân cư trong khu vực.

    MỤC LỤC
    A. TỔNG QUAN Trang 1
    I. Giới thiệu Trang 1
    II. Thành phần cấu tạo của mủ cao su Trang 2
    III. Qui trình sơ chế mủ Trang 3
    III.1 Phân loại và sơ chế mủ Trang 3
    III.2 Bảo quản mủ
    III.3 Qui trình công nghệ sơ chế mủ Trang 4
    VI. Thành phần, tính chất nước thải cao su . Trang 9
    B. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
    I. Lựa chọn dây chuyền công nghệ Trang 12
    I.1 Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ Trang 12
    I.2 Đề xuất dây chuyền công nghệ Trang 13
    II. Tính toán bể Aerotank Trang 19
    III. Tính toán bể lắng Trang 28
    C. CHI PHÍ – KẾT LUẬN Trang 33
    I. Tính toán chi phí bể Aerotank Trang 33
    II. Kết luận Trang 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...