Báo Cáo Thiết kế băng vít

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế băng vít​

    Information

    GIỚI THIỆU VỀ BĂNG VÍT

     1.1. GIỚI THIỆU:

    Băng vít là loại máy vận chuyển liên tục, không có bộ phận kéo. Bộ phân công tác của băng vít là vít cánh xoắn chuyển động quay trong vỏ kín có tiết diện phía dưới hình bán nguyệt. Khi vít chuyển động cánh xoắn đẩy vật liệu di chuyển trong vỏ, băng vít thường được dùng vận chuyển hàng rời, hàng vật liệu cục nhỏ, vật liệu dính ướt, phôi thép trong nhà máy ximăng, xí nghiệp chế tạo vật liệu xây dựng.

    Băng vít có những ưu điểm khi sử dụng:

    - Vật liệu vận chuyển trong băng kín nên có thể vào tải và dỡ tải ở các tải trung gian, không gây ô nhiễm môi trường khi vận chuyển.

    - Không tổn thất và rơi rải khi vận chuyển vật liệu.

    - An tồn khi sử dụng và thuận lơi khi vận chuyển các loại vật liệu nóng, sắt cạnh

    Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên khi sử dụng băng vít cũng tồn tại những nhược điểm như băng vít sẽ nghiền nát một phần vật liệu khi vận chuyển khi vận chuyển hàng nóng và sắt cạnh thì cánh xoắn và máng vít nhanh chóng mòn, tiêu hao năng lượng lớn.

     1.2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:

     Cấu tạo:

    1. Động cơ điện.

    2. Khớp nối.

    3. Hộp giảm tốc.

    4. Khớp nối.

    5. Ổ đỡ đầu trục vít.

    6. Cửa vào tải.

    7. Vỏ vít tải.

    8. Nắp kiểm tra vật liệu.

    9. Ổ đỡ cuối trục vít.

    10. Cửa ra tải.



     Nguyên lý làm việc:

    Khi băng vít vận chuyển vật liệu di chuyển trong máng hình bán nguyệt, vật liệu được dẫn động nhờ động cơ điện (1) truyền mô men xoắn qua khớp nối (2) qua hộp giảm tốc (3) và truyền mô men xoắn qua khớp nối (4) làm quay trục vít (10) đẩy vật liệu từ cửa vào tải (6) chuyển động trong máng (7) vật liệu chuyển động trong máng không bám vào cánh xoắn (8) mà chuyển động nhờ trọng lượng của nó và lực ma sát giữa vật liệu và thành máng. Đồng thời với tác dụng của lực li tâm, khi vật liệu quay theo trục vít thì lực ma sát làm ngăn cản vật liệu lọt vào bề mặt trục vít và di chuyển theo bề mặt trục vít. Ở 2 đầu trục vít bố trí 2 ổ đỡ (5 ) và (11), nếu chiều dài vận lớn thì thông thường cứ 3 mét có bố trí ổ trung gian (9).

    MỤC LỤC



    1. Các thông số cơ bản trang 2.

    2. Đường kính vít tải trang 2.

    3. Tốc độ quay của vít tải trang 3.

    4. Năng suất làm việc trang 3.

    5. Tính chọn động cơ điện trang 4.

    6. Kiểm tra động cơ điện trang 5.

    7. Chọn hộp giảm tốc trang 6.

    8. Năng suất thực của trục vít trang 8.

    9. Mômen xoắn trục vít trang 8.

    10. Lực dọc trục vít trang 8.

    11. Tải trọng tác dụng lên trục vít trang 9.

    12. Tính chọn đường kính trục vít theo điều kiện bền trang 14.

    13. Kiểm tra trục vít có xét đến Nz trang 15.

    14. Kiểm tra trục vít theo hệ số an tồn trang 16.

    15. Chọn khớp nối trang 18.

    16. Chọn ổ đỡ trang 22.
     
Đang tải...