Tiểu Luận Thiết kế bài giảng, ứng dụng cntt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình h ình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. CNTT đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi ngành nghề và trong đó có một mảng hết sức quan trọng là giáo dục.
    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    Chúng ta đã thấy tầm quan trọng của giáo dục và đất nước ta đã có rất nhiều thành tựu, sản sinh ra biết bao người tài với cách dạy truyền thống. Câu hỏi được đặt ra:? Tại sao Ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay. ?CNTT có những thuận lợi và thách thức gì? đây là những câu hỏi rất thực tế khi đưa CNTT vào giáo dục. vậy chúng ta cần giải quyết vấn đề này như thế nào? làm sao để CNTT là một dụng cụ dạy học thật hiệu quả.
    1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
    - Nghị quyết 40/ 2000/QH10 và chỉ thị 14 / 2001/ CT-TTG ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
    - Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
    - Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin và nhà trường.
    - Trong nhiệm vụ năm học 2005-2006, Bộ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh: khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ nay đến nay 2010 của chính phủ về đề án dạy tin học ứng dụng CNTT và truyền thông giai đoạn 2004-2006 của ngành.
    2. CƠ SỞ THỰC TIỂN
    - Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.
    - Thuận lợi:
    Điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là:
    - Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera với âm thanh, văn bản, biểu đồ được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;
    - Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường.
    - Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau.
    - Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
    Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...