Tiểu Luận Thiết kế bài giảng triết học – phần chủ nghĩa duy vật biện chứng theo hướng phát huy tính tích cực c

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 22/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tên sáng kiến:
    Thiết kế bài giảng triết học – phần chủ nghĩa duy vật biện chứng theo hướng phát huy tính tích cực của người học cho đối tượng cử nhân hậu cần phân đội.
    2. Tên tác giả:
    Nguyễn Văn Kiều
    Khoa Lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
    3. Tình trạng của việc giảng dạy triết học cho đối tượng cử nhân hậu cần phân đội trước khi có sáng kiến
    Vì sáng kiến thực chất là đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học triết học cho đối tượng cử nhân hậu cần cấp phân đội, do đó những nội dung nêu ra dưới đây chủ yếu nói đến vấn đề phương pháp.
    Một là: Bài giảng là một hệ thống thông tin về lý luận và thực tiễn được chuẩn bị sẵn và được chuyển tải gần như nguyên văn đến cho người học trong quá trình thực hành giảng.
    Hai là: Với cách chuẩn bị bài giảng như vậy, hoạt động dạy và học trên lớp chỉ thấy vai trò của giảng viên. Giảng viên giảng theo cách độc thoại là chủ yếu, còn người học chỉ nghe và ghi chép, ít có cơ hội để bộc lộ khả năng nhận thức và khẳng định mình. Do đó giảng viên khó có thể biết được mình giảng như vậy thì người học có nắm bài được không. Và cũng do đó mà không điều chỉnh được một cách hợp lý lượng thông tin cần chuyển tải và phương pháp trình bày.
    Ba là: Hiện nay phương pháp dạy học triết học cho đối tượng cử nhân hậu cần cấp phân đội đang được áp dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình.
    Trong thực tế, ở kế hoạch giảng bài, các giảng viên đều xác định phương pháp giảng của mình là sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó thuyết trình và nêu vấn đề là chủ đạo. Tuy nhiên, trong thực hành giảng dạy thì giảng viên lại chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình. Các vấn đề giảng dạy được giảng viên trình bày về căn bản giống với cách trình bày các vấn đề đó trong các giáo trình tài liệu. Trong khi đó, phương pháp nêu vấn đề ít khi được áp dụng và nếu có áp dụng thì mức độ cũng cũng hạn chế dưới dạng các câu hỏi chưa có tính hệ thống và chưa thường xuyên.
    Thuyết trình là một phương pháp được áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy, thuyết minh, tuyên truyền. Trong thực tế, phương pháp thuyết trình có những ưu việt nhất định. Nó cho phép người giảng giải, thuyết minh trên một đơn vị thời gian ngắn có thể trình bày được một vấn đề lớn với nhiều nội dung, nhiều thông tin có tính hệ thống chặt chẽ. Từ đó giúp người nghe có thể nắm được nhiều thông tin khoa học hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phương pháp thuyết trình sẽ dẫn đến làm giảm vai trò của người học trên lớp. Khi đó, người học sẽ có cảm giác bị nhồi nhét chứ không phải là được tìm tòi tri thức. Điều đó làm cho họ bị động chứ không được chủ động sáng tạo trong học tập. Tình hình trên dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng và sự nhàm chán trong học tập triết học của người học là thực tế khách quan ở nhiều khoá và nhiều lớp. Vấn đề đặt ra là phải đưa người học vào tình huống nhận thức để họ tự tìm tòi tri thức triết học với sự giúp đỡ của giảng viên.
    Bốn là: Phần lớn giảng viên giảng dạy triết học, khi thực hành giảng bài đều trình bày vấn đề theo theo lôgíc diễn dịch.
    Trong thực tế khi giới thiệu phương pháp giảng của mình đối với học viên, các giảng viên đều khẳng định phương pháp cụ thể để làm sáng tỏ từng nội dung là phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp Nhưng khi thực hành giảng thì phương pháp quy nạp lại rất ít được sử dụng mà phương pháp chủ đạo lại là diễn dịch. Tiến trình tư tưởng của phương pháp diễn dịch là đi từ các định đề các nguyên lý, các định nghĩa khoa học mà tính chân thực của nó đã được chứng minh sau đó đi phân tích làm rõ những nội dung khoa học mà các định đề, nguyên lý, định nghĩa đó bao chứa. Ví dụ: khi phân tích khái niệm nguyên nhân, người ta nêu ngay định nghĩa nguyên nhân cho học viên, sau đó phân tích các dấu hiệu nội hàm trong khía niệm nguyên nhân
    Ưu điểm của phương pháp diễn dịch là giảng viên có thể đưa ngay các định luật, các kết luận khoa học có tính khái quát cao đến cho người học. Tuy nhiên, phương pháp này theo tác giả mang nhiều dấu ấn của sự áp đặt khoa học. Người học buộc phải thừa nhận những vấn đề khoa học mà người dạy đang trình bày. Khi giảng viên sử dụng cách trình bày vấn đề theo lối diễn dịch thì người học ít có cơ hội “động não”, công việc chủ yếu của họ trong lớp học là nghe và ghi chép. Họ không được giảng viên khêu gợi, dẫn dắt để có thể tự tìm ra gốc rễ của các vấn đề khoa học. Do đó mà sự hứng thú và say mê của người học trong học triết học bị hạn chế. Hơn nữa, khi trình bày vấn đề theo lối diễn dịch, người giảng viên bắt đầu vấn đề khoa học không phải từ những sự kiện thực tế trong tự nhiên và xã hội hết sức đa dạng và sinh động; mà lại bắt đầu từ những định đề, những kết luận trừu tượng khô khan. Điều đó làm cho triết học và cuộc sống có khoảng cách rất lớn, thậm chí lớn đến mức người học không biết được học triết học để làm gì, dẫn đến tư tưởng học cho qua, cho xong chuyện. Khi sự say mê hứng thú của người học không có thì hiệu quả học tập của họ không cao. Vấn đề là phải gắn triết học với cuộc sống.
    Năm là: Cách giảng truyền thống đòi hỏi cao khả năng hùng biện và phụ thuộc nhiều vào cảm xúc của người thầy khi giảng. Nếu thiếu khả năng đó bài giảng sẽ nhạt nhẽo, tạo sự nhàm chán, căng thẳng và mất tập trung ở người học.
    Sáu là: Thực tế khi giảng bằng phương pháp thuyết trình truyền thống thì mức độ nắm, hiểu sâu và vận dụng triết học vào cuộc sống của người học rất hạn chế. Nhiều học viên học xong triết học không còn nhớ những kiến thức triết học mình đã được trang bị
    Tóm lại, với các phương pháp và cách thức giảng dạy triết học đang được áp dụng phổ biến hiện nay, bên cạnh những thành công thì những hạn chế là không thể tránh khỏi. Với với tính chất trừu tượng và thâm viễn, triết học đòi hỏi cao tính tích cực sáng tạo của người học. Song để huy động được tính tích cực sáng tạo của người học, theo tác giả cần có sự thay đổi trong cách thiết kế bài giảng, trong phương pháp cách thức tổ chức học tập của giảng viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...