Báo Cáo Thiết kế bãi đỗ xe ô tô tự động dùng plc

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    II. CÁC GIẢI PHÁP NHÀ GIỮ XE 3

    III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 9

    IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 10


    CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC 11

    I. ĐỘNG CƠ BƯỚC 11

    II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC 15

    III. MẠCH LÁI ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC 18

    IV. PHẦN MỀM VẼ MẠCH EAGLE 20


    CHƯƠNG 3 : BỘ ĐIỀU KHIỂN KHẢ LẬP TRÌNH PLC S7-300 22

    I. Tổng quan : 22

    II. Module CPU 24

    III. Module IM 28

    IV. Module tín hieäu 29


    CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ HỆ SCADA 32

    I. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG SCADA 32

    II. MÔ HÌNH PHÂN CẤP CHỨC NĂNG 33

    III. CẤU TRÚC CỦA HỆ SCADA 36

    IV. ĐẶC TÍNH CHÍNH CỦA HỆ THỐNG SCADA HIỆN ĐẠI 41

    V. ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG SCADA 43



    CHƯƠNG 5 : GIỚI THIỆU PHẦN MỀM WINCC VÀ GIAO DIỆN CỦA ĐỂ TÀI 44

    I. GIỚI THIỆU WINCC 44

    II. CHỨC NĂNG CỦA WINCC 45

    III. GIAO DIỆN WINCC THIẾT KẾ CHO ĐỀ TÀI – BÃI ĐỖ XE TỰ ĐỘNG 46


    CHƯƠNG 6 : GIẢI THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ MÔ HÌNH PHẦN CỨNG 51

    I. GIẢI THUẬT ĐIỀU KHIỂN CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH 51

    II. CHƯƠNG TRÌNH CON ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BƯỚC 55

    III. GIẢI THUẬT CHỌN ĐƯỜNG ĐI NGẮN NHẤT CHO KHOANG 56

    IV. THIẾT KẾ PHẦN CỨNG 57

    V. MÔ HÌNH PHẦN CỨNG 58


    TỔNG KẾT : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 59

    I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 59

    II. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 59

    III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 59


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 60



    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI​


    I. ĐẶT VẤN ĐỀ


    Trong những năm gần đây với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, số lượng phương tiện giao thông đã tăng một cách nhanh chóng. Phương tiện cá nhân tăng lên, đòi hỏi diện tích đất dành cho bãi đậu xe cũng phải tăng theo. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ việc đáp ứng yêu cầu đất này ngày càng tỏ ra không khả thi do giá trị đất đang tăng nhanh, và nhu cầu đất cho các mục đích quan trọng khác cũng đang thiếu. Giải pháp "chữa cháy" là sử dụng một phần diện tích mặt đường làm chỗ đậu xe chỉ mang tính chất tạm thời và cũng không đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, số ôtô thường xuyên dừng đậu, phần lớn dừng đậu trên vỉa hè, lòng đường gây cản trở giao thông (Hình 1.1).


    Hình 1.1 Ô tô đậu dày đặc trên vỉa hè và lòng đường tại thành phố Hồ Chí Minh

    Để giải quyết vấn đề chỗ đậu xe trong đô thị, nhiều nước trên thế giới sử dụng hệ thống nhà đậu xe nhiều tầng tự động, và đã trở thành phổ biến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu. Tại các nước này có nhiều công ty chuyên kinh doanh bãi đậu ô tô nhiều loại, trong đó hệ thống đậu nhiều tầng tự động được sử dụng rất phổ biến. Các công ty sản xuất hệ thống đậu xe tự động là các nhà chế tạo, không trực tiếp kinh doanh bãi đậu xe mà chỉ cung cấp và lắp đặt thiết bị cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, còn các hệ thống các công ty sản xuất các thiết bị phụ trợ như: hệ thống lấy vé tự động đọc thẻ, trả tiền tự động.


    So với các bãi đỗ xe kiểu truyền thống, những lợi ích của một bãi đỗ xe tự động không chỉ là nhanh chóng và tiện lợi. Bạn sẽ không còn phải lo lắng chiếc xe của mình bị xô xát, va đụng, trầy xước bởi nơi đậu xe được cách ly hoàn toàn với bên ngoài. Vào đầu năm 2006, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh đã mời các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng 7 bãi đậu xe ngầm tại khu vực trung tâm thành phố. Bãi đậu xe ngầm thứ 8 tại công viên Lê Văn Tám được giao cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển không gian ngầm IUS làm chủ đầu tư.


    Các bãi đậu xe nói trên được thiết kế theo công nghệ xếp xe tự động gồm :


    1. Bãi đậu xe ngầm tại số 116 Nguyễn Du có diện tích xây dựng trên mặt đất là 560 m2, diện tích xây dựng dưới mặt đất 3.950 m2 gồm 8 tầng ngầm.


    2. Bãi đậu xe ngầm bờ sông Sài Gòn có tổng diện tích xây ngầm 45.540 m2, xây trên mặt đất 900 m2, gồm 5 tầng, có thể chứa 5.000 ô tô, 5.000 xe máy.


    3. Bãi tại sân bóng đá Tao Đàn có tổng diện tích 40.000 m2 gồm 4 tầng ngầm


    4. Bãi tại công viên Chi Lăng có tổng diện tích ngầm 3.560 m2, diện tích xây trên mặt đất 210 m2 gồm 7 tầng.


    5. Bãi đậu tại công viên Bách Tùng Diệp gồm 5 tầng, 5.200 m2 xây ngầm và 300 m2 xây trên mặt đất.


    6. Bãi đậu ngầm tại công trường Lam Sơn gồm 8 tầng, 2.110 m2 xây ngầm và 230 m2 xây trên mặt đất.


    7. Bãi đậu xe tại sân vận động Hoa Lư gồm 5 tầng, tổng diện tích 49.838 m2.


    8. Dự án bãi đậu xe tại công viên Lê Văn Tám gồm 5 tầng ngầm diện tích sàn là 72.321 m2, với mức đầu tư 1.748 tỉ đồng.


    Tuy nhiên các bãi đỗ xe ngầm trên hiện nay vẫn chưa khởi công xây dựng. Vì thế để giải quyết nhu cầu đậu xe hiện nay ở khu vực trung tâm, TPHCM đang nghiên cứu xây dựng sớm các bãi đậu xe nổi nhiều tầng sử dụng bằng thiết bị tự động trong khi chờ xây dựng các bãi đậu xe ngầm. Đề nghị trên được ông Phan Thanh Nam, Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi) đưa ra trong buổi báo cáo về các dự án bãi đậu xe ở TPHCM ngày 23-3 tại Sở Giao thông vận tải TPHCM. Ông Nam cũng đề xuất với UBND TPHCM và Sở Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng 5 bãi đậu xe ở khu vực trung tâm (trừ các bãi đậu xe ngầm) nơi tập trung mật độ phương tiện cao, bao gồm :


    - Công viên 23-9

    - Công trường Quách Thị Trang

    - Bến phà Thủ Thiêm

    - Điểm đậu ở đường Tôn Đức Thắng và Ngô Văn Năm

    - Điểm đậu ở cuối đường Nguyễn Huệ gần sông Sài Gòn

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...