Luận Văn Thiết kế bài dạy học phần Quang hình học - Vật lý 11 nâng cao theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan . ii
    Lời cám ơn iii
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ. 5
    MỞ ĐẦU 6
    1. Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu. 6
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 8
    3. Giả thuyết khoa học. 8
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 8
    5. Đối tượng nghiên cứu. 8
    6. Phạm vi nghiên cứu. 8
    7. Phương pháp nghiên cứu. 8
    8. Cấu trúc của đề tài 9
    NỘI DUNG 10
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH 10
    1.1. Cơ sở tâm lý học và lý luận dạy học của phương pháp dạy học hợp tác nhóm 10
    1.1.1. Cơ sở tâm lý học. 10
    1.1.2. Cơ sở lý luận dạy học. 11
    1.2. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm 12
    1.2.1. Khái niệm học hợp tác nhóm 12
    1.2.2. Phân loại nhóm 13
    1.2.3. Các tính chất cơ bản của sự hợp tác nhóm 13
    1.2.4. Các hình thức hợp tác nhóm 15
    1.2.5. Các kĩ năng học hợp tác nhóm 16
    1.2.6. Các phương tiện hỗ trợ dạy học hợp tác nhóm 17
    1.2.7. Cấu trúc của một tiết học hợp tác nhóm 18
    1.2.8. Quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm 19
    1.3. Cơ sở lý luận của việc thiết kế bài dạy học Vật lý. 21
    1.3.1. Xác định mục tiêu bài dạy học. 22
    1.3.2. Xác định kiến thức cơ bản. 27
    1.3.3. Xác định các hình thức học tập thông qua hoạt động của HS. 29
    1.4. Cơ sở của việc thiết kế bài dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính. 34
    1.4.1. Vai trò của máy vi tính trong dạy học Vật lý. 34
    1.4.2. Vai trò của máy vi tính trong giảng dạy phần Quang hình học. 36
    1.5. Cơ sở thực tiễn. 37
    1.5.1. Thực trạng của vấn đề đổi mới PPDH hiện nay. 37
    1.5.2. Thực trạng của vấn đề dạy học hợp tác nhóm ở trường THPT 38
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 39
    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH 40
    2.1. Máy vi tính với việc hỗ trợ dạy học phần Quang hình học. 40
    2.1.1. Xây dựng thư viện tư liệu hỗ trợ giảng dạy phần Quang hình học. 40
    2.1.2. Thiết kế thí nghiệm mô phỏng bằng các phần mềm 42
    2.2. Thiết kế bài dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 nâng cao theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính. 45
    2.2.1. Đặc điểm và mục tiêu phần Quang hình học Vật lý 11 nâng cao. 45
    2.2.2. Quy trình thiết kế bài dạy học theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính. 48
    2.2.3. Thiết kế một số bài dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 nâng cao theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính. 48
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 62
    CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 63
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 63
    3.1.1. Mục đích. 63
    3.1.2. Nhiệm vụ. 63
    3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 64
    3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 64
    3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 64
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 64
    3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 64
    3.3.2. Quan sát giờ học. 65
    3.3.3. Tiến hành kiểm tra, thu thập số liệu và xử lý kết quả. 65
    3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 66
    3.4.1. Diễn biến của quá trình dạy học và nhận xét 66
    3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 68
    3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê. 72
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 73
    KẾT LUẬN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 75


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    ĐC Đối chứng
    GV Giáo viên
    HS Học sinh
    MVT Máy vi tính
    PHT Phiếu học tập
    PPDH Phương pháp dạy học
    QTDH Quá trình dạy học
    THCS Trung học cơ sở
    THPT Trung học phổ thông
    TKBHD Thiết kế bài dạy học
    TL Trả lời
    TN Thực nghiệm
    TNSP Thực nghiệm sư phạm


    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

    Bảng 3.1 Số liệu HS được chọn làm mẫu thực nghiệm 65
    Bảng 3.2 Bảng thống kê các điểm [​IMG] của bài kiểm tra 69
    Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất 69
    Bảng 3.4 Bảng thống kê số HS đạt điểm [​IMG] trở xuống 70
    Bảng 3.5 Bảng phân phối tần suất luỹ tích 70
    Bảng 3.6 Bảng các tham số thống kê 71
    Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân phối tần suất của nhóm TN và nhóm ĐC 69
    Biểu đồ 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của nhóm TN và nhóm ĐC 71
    Đồ thị 3.1 Đồ thị phân phối tần suất của nhóm TN và nhóm ĐC 70
    Đồ thị 3.2 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của nhóm TN và nhóm ĐC 71







    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Quá trình toàn cầu hóa đặt ra cho đất nước ta những cơ hội phát triển vượt bậc và những thách thức hết sức to lớn. Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng và mang tính chất quyết định trong quá trình phát triển, điều đó đòi hỏi ngành Giáo dục phải chuẩn bị đủ nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Nhiệm vụ quan trọng của Giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tối đa tính tích cực, năng lực tự học, sự sáng tạo và tiềm năng của mỗi HS để chuẩn bị cho các em tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
    Hiện nay, việc dạy học môn Vật lý đã có nhiều đổi mới nhưng ảnh hưởng của tư tưởng dạy học truyền thống vẫn còn. Trong quá trình dạy học, GV vẫn mang nặng tính thông báo và truyền thụ kiến thức, HS học tập một cách thụ động nên khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn chưa cao.
    Hội thảo quốc gia về chất lượng giáo dục và giáo dục kĩ năng sống tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2003 nhận định: “Trong cuộc sống xuất hiện một số bộ phận HS giỏi các môn văn hoá nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn khi hoà nhập và chung sống trong tập thể Nguyên nhân chủ yếu là do HS chưa được giáo dục đầy đủ về kĩ năng sống. Một sản phẩm như thế không thể nói là có chất lượng vì không đáp ứng được mục tiêu giáo dục và không phù hợp với nhu cầu của bản thân cũng như xã hội” [21].
    Điều 28 Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kĩ thuật vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho mọi HS” [18].
    Trước tình hình đó đòi hỏi nghành Giáo dục phải đổi mới PPDH. Định hướng chung về đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kĩ năng tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn phù hợp với từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú trong học tập của HS; khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn; phát huy cao năng lực tự học, tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học hợp tác nhằm rèn luyện cho HS tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức.
    Dạy học hợp tác nhóm có thể phát huy tính tích cực, tự lực, tinh thần hợp tác, kĩ năng sống và làm việc trong tập thể vì vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Ở nước ngoài, tác giả David W.Johnson và Roger L.Johnson phân tích 122 công trình nghiên cứu từ năm 1924 đến năm 1981 về PPDH cho HS ở các lứa tuổi khác nhau về các thao tác tư duy thì các ông đã chỉ ra rằng học hợp tác nhóm có hiệu quả cao hơn hẳn so với các phương pháp khác. Theo tác giả, những thành tựu trong lớp học liên quan đến sự nỗ lực chung chứ không phải nỗ lực riêng lẻ hay sự cạnh tranh cá nhân. Một số tác phẩm gần đây đã đề cập đến việc dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể của HS, dạy học trong sự hợp tác nhằm tăng cường tính tích cực, tự lực của người học như “Phương pháp dạy học hiệu quả” của Rogers, “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác” của Jean - Marc Denommé và Madeleyne Roy. Ở trong nước nhiều tác giả như Nguyễn Thị Kim Dung, Đỗ Thị Kim Liên, Vũ Thị Sơn, Đoàn Thị Thanh Phương, Đỗ Thiết Thạch, Đặng Thành Hưng, Trần Thị Ngọc Lan, Vũ Thị Hằng, .đã đề cập đến vấn đề này, các tác giả coi đó là PPDH giúp HS rèn luyện năng lực tự học và kĩ năng xã hội.
    Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên trong quá trình hình thành những kiến thức mới cho HS thì GV và HS phải tiến hành các thí nghiệm từ đó tạo niềm tin, phát triển tư duy và góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. Tuy nhiên, khi tiến hành những thí nghiệm trong phần Quang hình học ở trường THPT thì GV và HS gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục những hạn chế đó, bằng cách sử dụng các đoạn phim thí nghiệm đã được ghi hình sẵn hoặc các thí nghiệm mô phỏng được trình chiếu trên MVT, HS có thể quan sát hiện tượng một cách trực quan và sinh động hơn.
    Tôi nhận thấy rằng khi nghiên cứu về phương pháp dạy học hợp tác nhóm, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về mặt lý luận và vận dụng chúng vào dạy học ở Đại học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng MVT vào trong quá trình dạy học phần Quang hình học nhưng chủ yếu là GV trình chiếu để HS quan sát. Với những lý do đã trình bày ở trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế bài dạy học phần “Quang hình học - Vật lý 11 nâng cao” theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Thiết kế được một số bài dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 nâng cao theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ trợ của MVT.
    3. Giả thuyết khoa học
    Nếu TKBDH phần Quang hình học theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ trợ của MVT một cách hợp lý thì có thể phát huy được tính tích cực, tự lực của HS trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lý lớp 11 THPT.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...