Đồ Án Thiết kế anten mạch dải phân cực tròn

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Anten là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong mọi hệ thống truyền thông không dây. Nó là thiết bị chuyển đổi sóng điện từ ràng buộc trong các hệ định hướng thành sóng điện từ lan truyền trong không gian tự do và ngược lại. Anten và đường dây dẫn (feeder) đóng vai trò là thiết bị ghép giữa các mạch điện tử và không gian tự do, feeder là bộ phận giao tiếp giữa anten và mạch điện tử. Ngõ vào của feeder phải phối hợp trở kháng với máy phát, còn antenna phát nhận năng lượng từ máy phát qua feeder và bức xạ ra không gian. Ngoài việc phối hợp trở kháng yêu cầu đối với anten còn phải đáp ứng về độ lợi và phương hướng bức xạ.
    Hiện nay, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các hệ thống truyền thông vô tuyến người ta sử dụng rất nhiều loại anten khác nhau, như anten parabol với độ lợi và tính định hướng cao thường được sử dụng trong truyền hình, thông tin vi ba, thông tin vệ tinh . còn ở đầu cuối thường sử dụng các loại anten nhỏ như anten Yagi,anten dây, . và đặc biệt cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ của các đầu cuối di động và xu hướng của thời đại mới là nhỏ gọn, đa ứng dụng thì anten vi dải ngày càng được sử dụng rộng rãi và không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu câu của ngươi sử dụng. Đặc điểm nổi bật của anten loại này là nhỏ gọn, dễ chế tạo, có độ định hướng tương đối cao, và đặc biệt là dễ dàng tích hợp với hệ thống xử lý tín hiệu. Những đặc tính trên đã giúp antnen vi dải được quan tâm nhiều hơn trong công nghệ tương lai và hiện tại nó được sử dụng rất rộng rãi như trong công nghệ di động, mạng WLAN, anten thông minh và hệ thống tích hợp siêu cao tần
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế kĩ thuật và ưu điểm của loại anten này nên em chọn đề tài đồ án: “Thiết kế anten mạch dải phân cực tròn”. Mục đích nghiên cứu của đồ án là nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình tính toán mô phỏng một vài loại anten vi dải phân cực tròn, trên cơ sở đó tính toán các đặc trưng,tham số của anten và so sánh chất lượng của từng loại đó
    Sau đây em xin trình bày những nội dung của đề tài: gồm 4 chương
    Chương 1: Lý thuyết Anten
    Trong chương này sẽ giới thiệu một cách sơ lược về lý thuyết chung về anten, anten vi dải
    Chương 2: Giới thiệu Anten vi dải
    Tìm hiểu anten vi dải và tìm hiểu một vài tham số cơ bản về kỹ thuật của anten vi dải.
    Chương 3: . Thiết kế anten vi dải phân cực tròn
    Giới thiệu một anten vi dải phân cực tròn.Tính toán, thiết kế loại
    anten vi dải em chọn
    Chương 4: . Mô phỏng anten bằng phần mền HFSS
    Giới thiệu phần mềm mô phỏng.Kết quả mô phỏng

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    Chương 1: LÝ THUYẾT ANTEN
    1.1 Giới thiệu chương 6
    1.2 Khái niệm về anten 6
    1.3 Quá trình vật lý của sự bức xạ sóng điện từ .7
    1.4 Các thông số cơ bản của anten .7
    1.4.1 Trở kháng vào của anten 8
    1.4.2 Hiệu suất của anten 8
    1.4.3 Hệ số hướng tính và hệ số tăng ích 9
    1.4.4 Đồ thị phương hướng và góc bức xạ của anten .10
    1.4.5 Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương 12
    1.4.6 Tính phân cực của anten 12
    1.4.7 Dải tần của anten .13
    1.5 Các hệ thống anten .13
    1.6 Kết luận chương 14
    Chương 2: TỔNG QUAN VỀ ANTEN VI DẢI
    2.1 Giới thiệu chương. 15
    2.2 Anten vi dải 15
    2.2.1 Giới thiệu. 16
    2.2.2 Hoạt động của Anten vi dải 19
    2.2.3 Uu nhược điểm và ứng dụng của anten vi dải 20
    2.3 Các phương pháp tiếp điện cho anten vi dải 21
    2.4 Dải thông của anten vi dải 22
    2.5 Phân cực của anten vi dải 22
    2.6 Các phương pháp phân tích anten vi dải 24
    2.7 Kết luận chương. 26
    Chương 3.THIẾT KẾ ANTEN VI DẢI PHÂN CỰC TRÒN
    3.1 Giới thiệu chương. 27
    3.2 Giới thiệu một vài anten vi dải phân cực tròn. 27
    3.3 Ví dụ thiết kế. 28
    3.4 Bài toán thiết kế anten vi dải phân cực tròn. 30
    3.5 Kết luận chương 33
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
    4.1 Giới thiệu chương. 34
    4.1 Giới thiệu phần mềm HFSS .34
    4.2 Mô phỏng bài toán. 36
    4.2.1 Tiếp điện bằng đường truyền vi dải 36
    4.2.2 Tiếp điện bằng cáp đồng trục. 42
    4.3 Kết quả mô phỏng. 46
    4.3.1 Trường hợp đường truyền vi dải 46
    4.3.2 Trường hợp cáp đồng trục. 49
    4.4 Kết luận chương. 51
    KẾT LUẬN CHUNG
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...