Chuyên Đề Thiết chế xã hội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm Thiết chế xã hội
    · Thiết chế xã hội là 1 tập hợp các chuẩn mực và các vai trò xã hội gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản và thực hiện những chức năng xã hội nhất định.
    · Chính vì vậy thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội chính là lí do hình thành và mục đích tồn tại của thiết chế xã hội bởi vì trong mọi xã hội bao giờ cũng có nhu cầu cơ bản mà giữa các thành viên mà việc thỏa mãn chúng có ý nghĩa sống còn đối với bản thân xã hội, cụ thể như: nhu cầu giao tiếp giữa các thành viên, nhu cầu sản xuất và sản phẩm dịch vụ, nhu cầu kiểm soát hành vi giữa các thành viên. Từ đó việc thỏa mãn nhu cầu trên tạo thành thiết chế xã hội cơ bản.
    · Cần phân biệt rõ thiết chế xã hội và tổ chức xã hội.
    - Tổ chức xã hội lag những người thực hiện những hoạt động nhất định nhằm đạt được mục tiêu xác định. Vì vậy, tổ chức xã hội không phải là thiết chế xã hội mà là chủ thể của những hành động bị thiết chế xã hội điều chỉnh. Tổ chức xã hội không thể hoạt động được nếu thiếu thiết chế xã hội
    - Tổ chức xã hội gắn liền với thiết chế xã hội như những người tham gia luật chơi phải tuân thủ luật chơi.
    2. Các đặc điểm cơ bản của thiết chế xã hội
    - Thiết thế có tính bền vững tương đối và thường biến đổi chậm. Bởi vì thiết chế hình thành trên cơ sở của 1 hệ thống các giá tri, chuẩn mực lâu đời và khá bền vững. Bởi vậy khi đã tạo thành khuôn mẫu hành vi trong thiết chế xã hội thì nó khó thay đổi ( trở thành truyền thống văn hóa). VD: những quy đinh trong thiết chế làng xã, thiết chế gia đình, thiết chế văn hóa
    Ví dụ: Thiết chế đình chùa
    ã Những sản phẩm văn hóa làng ở dưới dạng thiết chế là đình, chùa, đền, miếu, bến nước (giếng nước), trụ sở ủy ban, nhà văn hóa, sân vận động, bãi chiếu phim, . và ở dưới dạng thể chế như các phong tục, tập quán, lối sống, các lễ Tết và lễ hội, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nghệ thuật dân gian và các trò chơi,
    ã Đình chùa, đền, miếu là các thiết chế văn hóa cổ truyền gắn bó lâu đời với làng Việt, là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng cộng đồng (lễ hội, rước sách, tế lễ, các trò chơi), là nơi dân làng thường xuyên tụ họp, gặp gỡ giao lưu. Mái đình, cây đa, bến nước, ngôi chùa gắn bó số phận và cuộc đời của mỗi người trong làng lại với nhau. Mỗi người dân làng, khi nghĩ về những nơi đó đều có những tình cảm hết sức đặc biệt, gắn với những kỷ niệm khó quên

























    SƠ ĐỒ: TÁC ĐỘNG CỦA HƯƠNG ƯỚC TRONG QUẢN LÝ LÀNG XÃ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...