Tài liệu Thiên tài Hồ Chí Minh trong trận Điện Biên chấn động địa cầu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiên tài Hồ Chí Minh trong trận Điện Biên chấn động địa cầu


    Cuộc chiến tranh Việt - Pháp kéo dài 9 năm (1946-1954) đã lùi vào lịch sử vừa tròn 55 năm, song mỗi khi nhắc đến Điện Biên Phủ, đến Việt Nam, người Pháp và cả người Mỹ vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi với họ, cùng với Điện Biên Phủ năm xưa, tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh, tiên đoán của Người về một trận quyết chiến chiến lược, “trận đánh cuối cùng” đã trở thành lịch sử.

    Đi liền cùng chiến thắng đó là một Việt Nam - Hồ Chí Minh trở thành thiên thần thoại trong lịch sử thế giới đương đại.

    Trong tiến trình dựng nước và giữ nước, Tây Bắc luôn là một vùng đất thiêng của Tổ quốc, luôn được giữ gìn và bảo vệ như một phần máu thịt của dân tộc Việt. Khi thực dân Pháp xâm chiếm Đông Dương, Tây Bắc cũng là một địa bàn chiến lược trong bản đồ quân sự Đông Dương.

    Nằm trong hướng chiến lược phía Tây Đông Dương, trải dài từ Tây Bắc Việt Nam qua Thượng Lào, Trung Lào và Hạ Lào, vị trí đắc địa của Tây Bắc ngày càng được chú ý. Điều đó lý giải rằng, vì sao ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đặc biệt là từ những năm đầu của cuộc trường chinh chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quan tâm đến vị trí, và tầm quan trọng của địa bàn chiến lược này. Người từng nhấn mạnh và yêu cầu các đội quân của chúng ta phải kiên trì chiến đấu, bám trụ, xây dựng vững chắc cơ sở cách mạng trong lòng đồng bào các dân tộc Tây Bắc.

    Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm tốt được nhiệm vụ trọng yếu đó, không những chúng ta có thể triển khai tốt thế trận chiến tranh nhân dân và tạo điều kiện phát huy sở trường đánh địch ở vùng rừng núi của quân ta; bảo vệ được Việt Bắc - căn cứ đầu não kháng chiến, tạo thế liên hoàn với hậu phương rộng lớn, mà còn thuận lợi nhiều trong giao lưu quốc tế, đặc biệt là xây dựng khối đoàn kết liên minh chiến đấu Việt - Lào.

    Trên cơ sở hiểu rõ về địa bàn Tây Bắc, hiểu rõ thế và lực giữa ta và địch, và cùng với sự phát triển của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến thắng Biên giới 1950, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân ta không những đã giữ vững thế chủ động tiến công trên chiến trường, mà còn biết kết thúc đúng lúc.
    Sau khi cân nhắc kỹ chỗ dễ và chỗ khó của chiến trường và so sánh tương quan lực lượng, Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy đã quyết tâm mở chiến dịch Tây Bắc (14/10 - 10/12/1952). Từ kết quả của chiến thắng quan trọng này, so sánh lực lượng giữa quân ta và quân Pháp đã có những diễn tiến bất ngờ.

    Tuy nhiên, sự thay đổi lớn cũng chỉ diễn ra nhanh chóng khi tướng 4 sao Nava được cử thay Xalăng. Vẫn bận tâm đến Điện Biên Phủ, Xalăng cũng không quên bàn giao cả những suy nghĩ và những việc làm còn dang dở của mình cho tướng Nava. Tuy nhiên, trong kế hoạch quân sự Nava (1953-1955) được triển khai, với mục tiêu chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng, Điện Biên Phủ dường như không được chú ý đến.

    Chỉ đến khi Hiệp định giữa Pháp và Lào được ký kết, chỉ đến khi suy nghĩ cần phải bảo vệ Thượng Lào, Nava và cộng sự của ông ta mới nghĩ đến việc chiếm và xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Duy có điều, đội ngũ tướng lĩnh quân sự Pháp đã bỏ sót một điều quan trọng: Đó là, địa thế tự nhiên của Điện Biên Phủ tuy rất thuận lợi để xây dựng một căn cứ lục quân - không quân kiên cố, nhưng sẽ trở nên trơ trọi, dễ bị uy hiếp và khó khăn cho công tác chi viện, hậu cần khi bị bao vây, chia cắt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...