Luận Văn Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài:
    Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có nền văn hóa lớn, đặc biệt là thơ ca phát triển từ rất sớm, với hai tác giả tiêu biểu là Lý Bạch và Basho cùng với hai thể thơ tứ tuyệt và thơ Haiku là đỉnh cao của thi ca nhân loại.
    Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là thành quả rực rỡ của một thời đại văn chương có một không hai không chỉ với Trung Hoa mà với toàn thế giới. Còn thơ haiku cũng được xem là viên ngọc quý của xứ sở hoa anh đào.
    Cùng viết về đề tài thiên nhiên nhưng giữa hai nhà thơ cũng có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Haiku là một thể thơ rất ngắn nên chúng tôi chọn thể thơ tứ tuyệt của Lý Bạch để trước hết so sánh sự tương đồng về mặt thể loại trong hai loại thơ này.
    Sau cùng là đối chiếu về góc độ thiên nhiên trong hai thể thơ này của hai nhà thơ để thấy sự giống nhau và khác nhau. Từ đó, ta sẽ hiểu hơn về vẻ đẹp thơ ca của hai đất nước này và có thái độ trân trọng đối với những giá trị tinh thần cao quý của nhân loại. Đồng thời, đóng góp vào kho tàng lí luận văn học một cách nhìn, một cách cảm nhận, khám phá mới về thơ ca. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi chọn đề tài : Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho để nghiên cứu.

    2. Lịch sử nghiên cứu:
    Nền văn học Nhật Bản, Trung Quốc nói chung, thơ haiku và thơ tứ tuyệt nói riêng cũng từ khá lâu rồi được nhiều dịch giả, giới nghiên cứu và bạn đọc trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam.
    Chúng tôi với những điều kiện có thể cũng đã tiếp thu và tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Khắc Phi – Trương Chính, Nguyễn Bích Thuận, Trần Trung Hỷ, Nhật Chiêu, Nguyễn Sĩ Đại, và một số bài viết khác có liên quan trên trang web: http//google.com.vn.
    Tài liệu thứ nhất mà chúng tôi tiếp cận là “Văn học Trung Quốc, tập một” của Nguyễn Khắc Phi và Trương Chính. Ở tài liệu này, hai tác giả có đề cập đến Lý Bạch nhưng chỉ là về thân thế, sự nghiệp và nội dung tư tưởng trong thơ ông.
    Cuốn “Thơ Đường” của Nguyễn Bích Thuận giới thiệu, phân tích một số bài thơ của Lý Bạch và nêu lên tính chất lãng mạn trong thơ Lý Bạch.
    Cuốn “Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung Quốc” của Trần Trung Hỷ bàn về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của thơ sơn thủy.
    Cuốn “Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868” của Nhật Chiêu nói về con đường đến với thơ ca của Basho và một số vẻ đẹp trong thơ haiku của ông.
    Cuốn “Nhật Bản trong chiếc gương soi” của Nhật Chiêu có nội dung cơ bản gần như tài liệu trên đã được đề cập (Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868).
    Và tài liệu “Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường” của Nguyễn Sĩ Đại nói một cách khái quát về cấu trúc của thơ tứ tuyệt, biện pháp ngôn ngữ thơ tứ tuyệt
    Qua một số tài liệu chính kể trên, chúng tôi nhận thấy rằng thiên nhiên trong thơ Lý Bạch và Basho đều được tác giả này hoặc tác giả khác nói tới nhưng chỉ là cái nhìn khái quát, chưa có sự khám phá sâu sắc và nhất là chưa so sánh giữa hai nhà thơ này.
    Chính vì vậy, nhóm chúng tôi qua việc tiếp thu các công trình nghiên cứu của các tác giả này, cộng với sự tìm tòi, nghiên cứu sẽ đưa ra được những điểm giống và khác nhau về mặt nội dung cũng như nghệ thuật trên cơ sở so sánh thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    a. Mục đích:
    Giới thiệu đến độc giả một hướng nhìn, một cách tiếp cận, khám phá mới về thơ Tứ tuyệt đời Đường và thơ Haiku.
    Khám phá cái hay, cái đẹp của thơ ca Trung Quốc và Nhật Bản thông qua hai nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch và Basho.
    Giúp người đọc nhận ra sự khác biệt trong cách miêu tả thiên nhiên của Lý Bạch và Basho.
    Khơi gợi lòng yêu mến thơ ca của mọi người đối với thơ Đường (đặc biệt là thơ Tứ tuyệt) và Haiku qua mối giao cảm giữa con người và thiên nhiên.
    b. Nhiệm vụ:
    Tìm ra điểm tương đồng và khác biệt về thiên nhiên trong thơ Tứ tuyệt của Lý Bạch và Haiku của Basho.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a. Đối tượng:
    Thiên nhiên trong thơ tứ tuyệt của Lý Bạch và haiku của Basho.
    b. Phạm vi:
    Thơ viết về thiên nhiên của Lý Bạch và Basho, đối với thơ Lý Bạch chúng tôi chỉ khảo sát thơ tứ tuyệt.
    Xét trên bình diện thiên nhiên dưới nhiều góc độ.
    5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
    Nếu đề tài nghiên cứu thành côngchúng tôi sẽ:
    - Đóng góp vào kho tàng lí luận văn học hướng nhìn, một cách khám phá mới về nội dung cũng như hình thức của thơ ca.
    - Giúp hiểu sâu hơn về thơ Đường (thơ Tứ Tuyệt) và thơ Haiku.
    - Mở rộng và trải lòng mình với thế giới thế giới thiên nhiên.
    - Vận dụng vẻ đẹp tinh túy của thơ Đường (thơ Tứ Tuyệt) và thơ Haiku. trong quá trình sáng tác văn học của bản thân
    - Biết tìm hiểu và khai thác giá trị của một bài thơ Đường luật, thơ Haiku.
    - Là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy trong chuơng trình Ngữ văn phần văn học Trung Quốc.
    - Ngòai ra còn là định hướng gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu
    6. Phương pháp nghiên cứu:
    -Tập hợp tài liệu
    - Phân loại
    - Quan sát - nhận diện
    - Khái quát hóa vấn đề
    - Tóm tắt khoa học
    - So sánh - đối chiếu

    - Phân tích và tổng hợp
    7. Bố cục của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 3 phần:
    Chương 1: Con đường thơ của Lý Bạch và Basho.
    Chương 2: Sự gặp gỡ giữa thơ thiên nhiên của Lý Bạch và thơ thiên nhiên của Basho.
    Chương 3: Những nét khác biệt trong việc thể hiện thiên nhiên trong thơ Lý Bạch và Basho.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...