Tiến Sĩ Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ TÂM LÝ HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH viii

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. Đối tượng nghiên cứu 3
    5. Khách thể nghiên cứu 3
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
    7. Giả thuyết khoa học 4
    8. Các phương pháp nghiên cứu 4
    9. Đóng góp mới của luận án 4
    10. Cấu trúc của luận án 5

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG, THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 6
    1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu thích ứng, thích ứng với hoạt động học tập 6
    1.1.1. Nghiên cứu về thích ứng của con người nói chung 6
    1.1.2. Nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập 9
    1.2. Lý luận về thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên 19
    1.2.1. Thích ứng 19
    1.2.2. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ 23
    1.3. Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên 38
    1.3.1. Các mặt biểu hiện thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên 38
    1.3.2. Mức độ thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên 47
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên 50
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 53

    CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55
    2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 55
    2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu 59
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 72

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 73
    3.1. Thực trạng thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ 75
    3.1.1. Thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ thể hiện qua nhận thức 73
    3.1.2. Thích ứng của sinh viên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ được biểu hiện trên mặt thái độ 89
    3.1.3. Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên được biểu hiện trên mặt hành động 99
    3.1.4. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên 116
    3.1.5. Đánh giá chung thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên 114
    3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của sinh viên Đại học Thái Nguyên với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ 120
    3.3. Thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên qua phân tích một số trường hợp điển hình 123
    3.4. Đề xuất biện pháp Tâm lý - Giáo dục nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên ĐH Thái Nguyên 128
    3.5. Kết quả thực nghiệm 131
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 140
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
    1. Kết luận 141
    2. Kiến nghị 142
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Xuất phát từ đòi hỏi các trường đại học (ĐH) phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên (SV) phát huy được năng lực học tập một cách chủ động và hiệu quả nhất, vào năm 1872, Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi SV có thể lựa chọn một cách linh hoạt. HCTC có triết lý giáo dục là: tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học; người học là trung tâm của mọi hoạt động trong nhà trường; chương trình đào tạo được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt để giáo dục Đại học dễ dàng đáp ứng những nhu cầu luôn luôn biến đổi của thị trường. Có thể thấy rằng, triết lý giáo dục của HCTC hoàn toàn phù hợp với các định hướng phát triển của giáo dục đại học trong thời gian tới.
    Thực tế cho thấy, giáo dục Việt Nam truyền thống đã đóng góp hết sức quan trọng cho việc phát triển đội ngũ tri thức, các nhà khoa học và nguồn nhân lực nước nhà. Tuy nhiên mô hình đào tạo theo niên chế đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản sau: chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tự học, tự nghiên cứu của người học; chưa thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, liên thông và hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo Vì vậy, trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội và hướng tới quá trình hội nhập với giáo dục đại học trên thế giới, triển khai đào tạo theo HCTC là một xu thế phát triển tất yếu của giáo dục ĐH ở Việt Nam.
    Tổ chức đào tạo theo HCTC trong giáo dục đại học là chủ trương của ngành Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục 2005 đã ghi rõ: “Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc theo hình thức tích lũy tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học” (Điều 6 mục 4).
    Hay nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cũng đã nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài”.
    Chuyển đổi sang HCTC không chỉ là giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tăng cơ hội việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp. HCTC là sự thể hiện triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm, tăng tính chủ động của người học, lấy đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập làm gốc cho nên nó là một giải pháp tổng thể để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng thị trường lao động chất lượng cao. Mục đích của việc tổ chức quá trình đào tạo theo HCTC nhằm kích thích tính tích cực, chủ động của SV thông qua việc tự xây dựng mục tiêu, kế hoạch học tập, lựa chọn phương pháp, phương thức học tập, đòi hỏi sinh viên phải tự học cao; giảng viên (GV) từ người truyền thụ tri thức sang vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, cố vấn trong học tập. Như vậy, để HĐHT diễn ra đạt kết quả tốt, SV cần làm quen và thích ứng với hoạt động học tập theo hình thức mới này.
    Nhưng trên thực tế, khi áp dụng hình thức đào tạo mới, có rất nhiều SV còn lúng túng khi thực hiện HĐHT theo hình thức đào tạo này, thể hiện: SV chưa nhận thức đầy đủ sự ưu việt của HĐHT theo HCTC nên SV còn băn khoăn, lo lắng, chưa tự tin và chưa chủ động trong quá trình học tập. Nhiều SV chưa biết đăng ký môn học theo điều kiện và năng lực của bản thân do đó không hoàn thành được kế hoạch học tập đã xây dựng; chưa biết tự học và thiếu năng động, sáng tạo trong quá trình học tập nên không hoàn thành được bài tập hoặc dự án học tập mà giảng viên đã giao Chính điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập theo HCTC của SV. Do vậy, việc nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập (HĐHT) theo HCTC; chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của SV để từ đó chỉ ra những biện pháp giúp SV thích ứng tốt hơn với HĐHT theo HCTC là một việc làm cần thiết. Nhưng qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng rất ít các công trình nghiên cứu vấn đề trên và đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu thích ứng với HĐHT theo HHCTC của SV ĐHTN.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên Đại học Thái Nguyên”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu lý luận thích ứng; thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp Tâm lý - Giáo dục nhằm giúp SV ĐHTN thích ứng tốt hơn với HĐHT theo HCTC.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề tài có những nhiệm vụ sau:
    3.1. Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV.
    3.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV ĐHTN.
    3.3. Đề xuất biện pháp Tâm lý - Giáo dục và thực nghiệm một số biện pháp nhằm giúp SV ĐHTN thích ứng tốt hơn với HĐHT theo HCTC.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Thích ứng với HĐHT theo HCTC của SV biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành động.
     
Đang tải...