Luận Văn Thị trường xuất khẩu lao động ở Nghệ An

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thị trường xuất khẩu lao động ở Nghệ An​
    Information

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn chuyên đề :
    Theo kết quả giải quyết việc làm,phát triển thị trường lao động,vào năm 2009, cả nước có 57 triệu người trong độ tuổi lao động , trong đó 43,8 triệu người có việc làm, chiếm 51,1% dân số. Trong năm này, nước ta đã tạo được việc làm¬¬¬ mới cho 1,51 triệu lao động ,trong đó, giải quyết việc làm trong nước khoảng 1,6 triệu lao động , ngoài nước khoảng 73 nghìn lao động, tuyển mới dạy nghề đạt 104,5% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,3%, việc triển khai Đề án hỗ trợ các huyện nghèo xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020, đến nay đã có 3.500 người được đào tạo nghề, học ngoại ngữ, trong đó có 1.000 người đã được xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng trong khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ.
    Đứng trước thềm 2010, chỉ tiêu đặt ra là việc làm trong Nông nghiệp giảm xuống còn 40% vào năm 2015; đạt cơ cấu kỹ năng của lực lượng lao động ở mức 60% lao động qua đào tạo và 40% lao động qua đào tạo nghề vào năm; tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 5% , với tốc độ tăng này cùng với bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng khởi sắc, Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ lao động trong Nông nghiệp đã đề ra .
    Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, yếu tố chuyển dịch lao động rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển thị trường lao động. Cùng với quy định về cung cầu, tiền lương, quan hệ lao động, thì chuyển dịch lao động được coi là vấn đề mấu chốt.
    Hiện nay , nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển , tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn là vấn đề nan giải tạo sức ép lớn về lao động và việc làm, do đó xuất khẩu lao động là một hướng giải quyết hữu hiệu và ngày càng được chú trọng nhằm giải quyết việc làm cho người lao động trong nước, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) về xuất khẩu lao động lại tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết của Đại hội: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế chính sách về tạo nguồn lao động đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”.
    Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với công việc trong các công xưởng, nhà máy. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độ còn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước có nền kinh tế phát triển.Vậy xuất khẩu lao động ở nước ta nói chung và các địa phương nói riêng có đặc điểm như thế nào? chúng ta phải làm gì để cho lao động Việt Nam ngày càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế ?.Để trả lời được câu hỏi lớn đó không phải dễ dàng bởi lẽ nó bao gồm nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.Tuy nhiên nếu xét trên cấp độ vi mô thì thông qua một điển hình chúng ta có thể trả lời một phần câu hỏi đó,vì vậy nhóm em quyết định chọn đề tài xuất khẩu lao động và chọn tỉnh Nghệ An,một trong những điển hình có số lao động xuất khẩu hàng đầu trong cả nước làm địa điểm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu lao động ở địa phương này.
    2.Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ thực trạng,nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay ở tỉnh Nghệ An
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Nghệ An và đối tượng là lực lượng lao động ra nước ngoài làm việc trong những năm gần đây bằng các hình thức và không trái với pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
    4.Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài sử dụng tài liệu có được từ việc thống kê tổng kết vấn đề xuất khẩu lao động của nhiều nguồn khác nhau kết hợp hai phương pháp diễn giải và quy nạp để làm rõ mục tiêu đã đặt ra.


    5.Nguồn số liệu
    Niêm giám thống kê năm 2008 tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thống kê Nghệ An
    Niên giám thống kê năm 2007 - Chi cục thống kê Nghệ An
    Niên giám thống kê xuất bản năm 2009 tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thống kê Nghệ An
    Báo cáo kinh tế Xã hội tỉnh nghệ an năm 2009



    Luận văn dài 52 trang, chia làm 3 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...