Luận Văn Thị trường xe máy dưới năng kính triết học

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thị trường xe máy dưới năng kính triết học



    LỜI NÓI ĐẦU

    Đây là tiểu luận về phương pháp luận triết học duy vật biện chứng, chúng ta sẽ suy nghĩ kỹ hơn về ý nghĩa sâu sắc của " hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và 3 quy luật" thông qua một vấn đề kinh tế cụ thể là việc kinh doanh xe máy ở Việt Nam. thị trường xe máy hình thành ở nước ta hơn chục năm trước đến nay vẫn sôi động với đầy đủ mọi tính chất của sự vật hàng hoá, biến động không ngừng với mối quan hệ cung cầu. Đây là một trong những mặt hàng công nghiệp được tiêu thụ mạnh nhất ở Việt Nam ta sẽ xem xét vấn đề kinh doanh xe máy như một phạm trù triết học về mối liên hệ, các tác động qua lại, sự quy định, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của các yếu tố làm lên thị trường xe máy.



    PHẦN NỘI DUNG

    1- Thị trường xe máy dưới lăng kính triết học.
    Cung và cầu tác động lẫn nhau.

    Loài người đã mất rất nhiều thời gian, công phu để nhận biết những quy luật hình thành phát triển của các sự vật quanh mình. Triết học phương đông nói rằng "mọi vật sinh ra mang trong nó nội lực đấu tranh để sinh tồn". Mọi sự biến đổi không ngừng, vật gì cực thịnh thì sẽ cực suy rồi từ phút cực suy lại dần thịnh lại. Triết học duy vật biện chứng nguyên cứu các sự vật, hiện tượng, bằng cách đặt nó trong các mối tương quan "các sự vật, hiện tượng, quá trình của thể giới vật chất là một chỉnh thể thống nhất, chúng có mối liên hệ qua lại lẫn nhau". Trong một sự vật có nhiều yếu tố tạo thành, các yếu tố này cấu thành sự vật, tác động qua lại lẫn nhau, quy định trạng thái tồn tại, sự phát triển của nhau, thâm nhập vào nhau để quay vòng, luân chuyển. Sản xuất kinh doanh là một hiện tượng có quá trình ra đời, phát triển vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cung cầu là một phạm trù triết học như trên.
    Tuân theo các quy luật triết học, thị trường xe máy hình thành khi có đủ các yếu tố cung cầu, chúng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau. Có cầu thì cung nảy sinh, hiện nay cầu xe máy ở nước ta rất lớn. Đây là phương tiện có động cơ thuận tiện với đại đa số người lao động. Cầu luôn đòi hỏi chất lượng, giá cả hợp lý mẫu mã đẹp và quan trọng nhất là thu nhập bình quân đầu người ở nước ta rất thấp, chỉ xấp xỉ 300USD mỗi năm. Cung xuất phát thoả mãn cầu bằng cách nhập khẩu. Nhà nước ta từ lâu đã đánh thuế nhập khẩu 100% mặt hàng này, khi các xí nghiệp lắp ráp ra đời ở Việt Nam, thuế nhập khẩu linh kiện là 80% dẫn đến giá thành xe máy ở Việt Nam cao hơn tại nơi sản xuất gấp ít nhất 2 lần. Các chính sách thuế đã thu hẹp thị trường đáng kể, việc này nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như nhập lậu, chốn thuế. Thị trường xe máy với đủ các chủng loại thoả mãn mọi thành phần thu nhập . Cung cầu tồn tại song song và cùng phát triển, mối quan hệ này mang tính tất yếu, ngẫu nhiên đồng thời cũng mang tính chủ quan. Cung cầu là hai mặt của một vấn đề làm nên thị trường xe máy, mối liên hệ và ràng buộc của các chính sách đã quy định sự tồn tại, phát triển của nó.
    Nhìn nhận thị trường xe máy một cách toàn diện cũng như mọi sự vật khác, nó mang tính lịch sử nhất thời, sẽ có lúc chúng ta không sử dụng xe máy nữa do mức tiêu hao nhiên liệu và gây ô nhiễm rất cao, cũng như nạn ách tắc giao thông mà nó gây ra. Cái riêng là sự tiện lợi, thoả mãn nhu cầu đi lại, thời trang sẽ có lúc bị cái chung là quy luật phát triển của toàn xã hội đã quá trật trội, ô nhiễm thay thế bằng các phương tiện khác phù hợp hơn. Cũng như trước đây theo đà phát triển của toàn xã hội, của kinh tế khu vực. Xe máy đã thay thế chiếc xe đạp - mốt thời thượng của 15 năm trước.
    Trở lại vấn đề muôn thủa của một thị trường là cung cầu, ta biết rằng cầu hiện nay vẫn còn rất lớn, việc kinh doanh xe máy vẫn đang thịnh vượng. Nhưng nhìn ra thế giới đặc biệt là những nước xuất xe sang thị trường của ta, mặt hàng này đã không còn hoặc đang dần mất giá trị kinh tế, bị hạn chế sử dụng ở mức tối thiểu. Mối quan tâm của họ là giải toả hàng tồn đọng, thu hồi vấn thật nhanh trước khi chuyển sang lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác.
    Một điều tất yếu xẩy ra là chúng ta sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các hàng quá đát của họ. Đây là nguyên nhân khách quan, song cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kết quả các loại xe máy ngày càng phong phú, giá cả càng giảm tràn ngập Việt Nam. Thị trường tiêu thụ là khâu cuối cùng của lưu thông hàng hoá, nó không đem lại lợi nhuận kinh tế.
    Trong khi ta không sản xuất được xe máy mà vẫn có nhu cầu, đây là một mâu thuẫn chi phối toàn bộ thị trường xe máy. "Bản thân có mâu thuẫn thì lạc hậu, đất nước có mâu thuẫn thì suy vong", ta phải nhận định đúng và gỡ bỏ càng sớm càng tốt.
     
Đang tải...