Chuyên Đề Thị trường và các nhân tố tác động tới thị trường của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thị trường và các nhân tố tác động tới thị trường của doanh nghiệp

    Phần I

    Một số lý luận cơ bản về thị trường và các nhân tố tác động tới thị trường của doanh nghiệp

    I. Cơ sở lý luận về thị trường

    1. Khái niệm về thị trường
    Sản xuất hàng hoá là sản xuất để bán. Bán ở đâu? bán trên thị trường. Vậy thị trường là cái tất yếu, là hợp phần bắt buộc của sản xuất hàng hoá. Thị trường là nơi diễn ra sự chuyển nhượng, sự trao đổi, sự mua - bán hàng hoá.
    Điều quan trọng để hiểu được thực chất của thị trường là ở chỗ, thị trường không phải chỉ đơn thuần là lĩnh vực trao đổi, di chuyển hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất sang người tiêu dùng, mà là trao đổi được tổ chức theo các quy luật của lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. C.Mác đã từng chỉ ra rằng, lưu thông là quá trình tổng thể của trao đổi và là quá trình hình thành và tích luỹ tiền tệ. Trong trao đổi diễn ra sự thay thế trực tiếp, không tách rời sản phẩm này với sản phẩm khác, còn quá trình hình thành tích luỹ tiền tệ chỉ diễn ra khi các hành vi mua, bán tách ra cả về không gian, thời gian và cả người thực hiện hành vi đó. Lưu thông hành hoá giả định mua và bán tách ra, tiền và hàng tách ra thành hai cực đối lập nhau, nhưng không thể thiếu nhau trên thị trường. Cực lưu thông hàng hoá và cực lưu thông tiền tệ. Có nghĩa là hàng hoá không tức khắc được chuyển thành tiền và tiền thành hàng; Vì thế bản thân sự trao đổi không phải đương nhiên thực hiện được. Nhằm giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn ấy, giữa các chủ thể của sản xuất - lưu thông có những quan hệ thị trường, để giải quyết tương quan giữa giá cả và số lượng hàng hoá mua - bán. Vậy có thể hiểu, thị trường là một quá trình, trong đó, người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng của một hay nhiều thứ hàng hoá khác nhau. Trong đời sống kinh tế, chúng ta gặp nhiều loại thị trường khác nhau.

    2. Vai trò và phân loại thị trường
    2.1 Vai trò:
    Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và quản lý kinh tế. Tái sản xuất hàng hoá gồm có sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Thị trường nằm trong khâu lưu thông. Như vậy thị trường là một khâu tất yếu của sản xuất hàng hoá. Thị trường chỉ mất khi sản xuất hàng hoá không còn. Như vậy, không nên và không thể coi phạm trù thị trường chỉ gắn với nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Thị trường là chiếc cầu nối của sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá. Thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Để sản xuất hàng hoá, xã hội phải chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động xã hội.
    Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán nó còn thể hiện các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đó thị trường còn được coi là môi trường của kinh doanh. Thị trường là khách quan, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh không có khả năng làm thay đổi thị trường mà ngược lại họ phải tiếp cận để thích ứng với thị trường. Thị trường là tấm gương “ để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội để đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình. Thị trường là thước đo khách quan của mọi cơ sở kinh doanh.
    Trong quản lý kinh tế, thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hoá. Cơ chế thị trường là cơ chế quản lý nền kinh tế hàng hoá. Thị trường là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Thị trường là môi trường của kinh doanh, là nơi Nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh của cơ sở, là nơi quan trọng để đánh giá kiểm nghiệm, chứng minh sự đúng đắn của các chủ trương chính sách và các biện pháp kinh tế của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.
    Thị trường là nơi phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh nó cho biết hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh nhìn vào thị trường sẽ thấy được tốc độ, trình độ và quy mô sản xuất kinh doanh đồng thời thị trường cũng phá vỡ gianh giới của nền kinh tế tự nhiên tự cung , tự cấp để trở thành một thể thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân biến nền kinh tế tự nhiên thành nền kinh tế hàng hoá.

    2.2 Phân loại thị trường
    Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh là sự hiểu biết cặn kẽ tính chất của từng thị trường. Nhận biết được đặc điểm và sự hoạt động của từng loại thị trường, các yếu tố tham gia vào hoạt động của thị trường, từ đó thấy rõ đặc điểm hình thành và vận động của giá cả thị trường, do đó cần phải nghiên cứu, phân loại các hình thái thị trường.

    2.2.1 Phân theo phạm vi lãnh thổ
    Thị trường dân tộc là hoạt động mua bán của những người cùng một quốc gia và các quan hệ kinh tế diễn ra trong mua bán, chỉ ảnh hưởng tới các vấn đề kinh tế chính trị trong phạm vi của nước đó.
    Thị trường thế giới là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá giữa các nước với nhau. Các quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường thế giới ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
    Phân biệt thị trường dân tộc và thị trường thế giới không phải ở phạm vi biên giới của những nước mà chủ yếu ở người mua và người bán, ở các quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường. Với sự phát triển của kinh tế, của khoa học kỹ thuật và phân công lao động thế giới, kinh tế mỗi nước trở thành một mắt xích của hệ thống kinh tế thế giới, do đó, thị trường dân tộc có quan hệ mật thiết với thị trường thế giới và mỗi thị trường dân tộc là một bộ phận của thị trường thế giới. Thị trường thế giới ảnh hưởng to lớn tới thị trường dân tộc. Hàng hoá trên thị trường thế giới, giá cả, tiền tệ trên thị trường thế giới, các hoạt động thương gia trên thị trường thế giới đều ảnh hưởng, chi phối tới các hoạt động kinh doanh, quan hệ cung cầu, giá cả trên thị trường dân tộc. Do vậy, dự báo được sự tác động của thị trường thế giới tới thị trường dân tộc là sự cần thiết và cũng là những nhân tố tạo ra sự thành công đối với mỗi nhà kinh doanh trên thị trường dân tộc.

    2.2.2 Phân loại theo hàng hoá lưu thông
    Vai trò của tư liệu sản xuất trong tái sản xuất xã hội quyết định vai trò thị trường tư liệu sản xuất. Trên thị trường tư liệu sản xuất thường có các nhà kinh doanh lớn. Sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ hơn. Quy mô thị trường lớn. Khả năng hình thành thị trường thống nhất toàn quốc lớn. Nhu cầu trên thị trường không phong phú, đa dạng như nhu cầu trên thị trường tư liệu tiêu dùng. Nhu cầu đó tương đối rõ ràng. Khả năng chuyển đổi, thay thế của nhu cầu tuy nhiều tuy có diễn ra nhưng thường bị hạn chế hơn so với tư liệu tiêu dùng. Thị trường tư liệu sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào thị trường tư liệu tiêu dùng. Thị trường tư liệu sản xuất chủ yếu là thị trường bán buôn.
    Tính đa dạng, phong phú của nhu cầu người tiêu dùng cuối cùng quyết định tính đa dạng, phong phú và sôi động của thị trường tiêu dùng. Trên từng thị trường, số lượng người mua và người bán nhiều. Thị trường phổ biến là thị trường cạnh tranh nhưng mức độ cạnh tranh không gay gắt như trên thị trường tư liệu sản xuất. Khả năng hình thành các “ cửa hàng “ “khu phố” siêu thị của thị trường tư liệu tiêu dùng rất lớn. Hình thức mua bán trên thị trường cũng rất phong phú. Thị trường bán lẻ là thị trường chủ yếu của thị trường tư liệu tiêu dùng
    2.2.3 Phân loại theo thị trường người bán và thị trường người mua:
    Trên thị trường người bán, vai trò quyết định thuộc về người bán hàng. Các quan hệ hình thành trên thị trường ( quan hệ cung - cầu; quan hệ giá cả - tiền tệ; quan hệ cạnh tranh v.v .) hình thành không khách quan. Giá cả bị áp đặt, cạnh tranh bị thủ tiêu hoặc không đủ điều kiện để hoạt động các kênh phân phối và lưu thông không hợp lý; nhiều mặt hàng , loại hàng cung ứng ra thị trường không theo yêu cầu của thị trường, vai trò của người mua bị thủ tiêu.
    Sự hình thành thị trường người bán, một mặt do sản xuất hàng hoá chưa phát triển, mặt khác, quan trọng hơn là do sự tác động chi phối của cả hệ thống quản lý kinh tế hành chính, bao cấp. Xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính bao cấp là yếu tố cực kỳ quan trọng để chuyển từ thị trường người bán thành thị trường người mua.
    Không nên hiểu thị trường người mua là đối lập, là ngược lại đối với thị trường người bán. Trên thị trường người mua, vai trò quyết định trong quan hệ mua bán thuộc về người mua. Chính vì vậy, thị trường là yếu tố quyết định cuả quá trình tái sản xuất hàng hoá. Khẩu hiệu “ chỉ bán những cái thị trường cần “ cũng được khái quát và kết luận từ thị trường này. Các quan hệ kinh tế trên thị trường ( quan hệ tỷ lệ về sản phẩm, quan hệ cung cầu, quan hệ giá cả và cung cầu v.v .) giá cả được hình thành một cách khách quan. Thị trường người mua là môi trường khách quan cho sự hoạt động của các quy luật kinh tế của thị trường. Với thị trường người mua, vai trò của các quy luật kinh tế của thị trường được phát huy tác dụng. Thị trường người mua không phải chỉ là công cụ điều tiết sản xuất xã hội mà nó còn trở thành “công cụ” để bổ sung cho kế hoạch. Đối với thị trường người mua, thái độ khôn khéo của nhà kinh doanh để đạt được thành công là nhận thức, tiếp cận, xâm nhập và khai thác thị trường.
     
Đang tải...