Luận Văn Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Công cuộc đổi mới nền kinh tế- xã hội nước ta mở đầu từ đại hội VI và đã trải qua hơn 10 năm. Từ đó đến nay, nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Việt Nam từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã chuyển đổi thành nước có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Điều này đã tạo cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển và phát huy nội lực của mình để có thể đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên.
    Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm thì các hoạt động khác của doanh nghiệp mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Trong tình hình kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau để có thể chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường. Do vậy, muốn chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường doanh nghiệp chỉ có cách là mở rộng và phát triển thị trường nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm trên thị trường qua đó khẳng định được vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
    Mở rộng thị trường sẽ tạo cho doanh nghiệp có vị trí ngày càng ổn định trên thị trường, đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tốt. Mặt khác, nó cũng có thể giúp cho doanh nghiệp tận dụng được ưu thế và quyền lực của mình, hạn chế rủi ro nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
    Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thăng Long, em đã có cơ hội được tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Thực tế trong những năm qua, công ty đã tập chung rất nhiều công sức vào công tác thị trường, coi thị trường là động lực của sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về hàng hoá, có những biện pháp ứng xử phù hợp với sự thay đổi của thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nên đã đưa công ty từ chỗ làm ăn thua lỗ, lúng túng, bị động, sản xuất ứ đọng không tiêu thụ được đến chỗ làm ăn có lãi, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước và nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên, những thành tích đó vẫn chưa thể đảm bảo cho sự thành công trong tương lai của công ty. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu để mở rộng thị trường sẽ giúp công ty giành được ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần của mình. Chính vì vậy mà trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài:
    Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long
    Đề tài này nhằm nêu lên những thực trạng và giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cuả công ty cổ phần Thăng Long với nội dung chính gồm 3 chương.
    Chương 1: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long.
    Chương 3: những giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long.

    Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian có hạn và năng lực còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài này em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự thông cảm cũng như mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô giáo và các cô chú lãnh đạo trong công ty để em có điều kiện hoàn thành khoá luận được tốt hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn GS-TS Đàm Văn Nhuệ và các cô chú lãnh đạo công ty cổ phần Thăng Long đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.


    Mục lục
    Chương 1: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế:

    1.1. Thị trường và vai trò của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm về thị trường
    1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường
    1.1.3. Khái niệm, nội dung, vai trò và nguyên tắc của việc mở rộng và phát triển thị trường
    1.2. Phân loại thị trường
    1.2.1. Căn cứ vào thuộc tính chung nhất của sản phẩm
    1.2.2. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng
    1.2.3. Theo phương pháp giao dịch
    1.2.4. Theo không gian địa lý
    1.2.5. Phân loại theo tương quan thế lực giữa các bên.
    1.2.6. Phân loại theo quá trình sản xuất
    1.2.7. Phân loại theo trình độ phát triển kinh tế
    1.2.8. Căn cứ vào vai trò số lượng người mua và người bán
    1.3. Phân đoạn thị trường
    1.3.1. Khái niệm
    1.3.2. Yêu cầu của phân đoạn thị trường
    1.3.3 Các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường
    1.3.4. Kỹ thuật phân đoạn thị trường
    1.4. Những nội dung cơ bản của việc nghiên cứu thị trường
    1.4.1. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường
    1.4.2. Trình tự nghiên cứu thị trường
    1.4.3. Những nội dung cơ bản của nghiên cứu thị trường
    1.5. Các chiến lược mở rộng thị trường
    1.5.1. Chiến lược thâm nhập thị trường
    1.5.2. Chiến lược phát triển thị trường
    1.5.3. Chiến lược phát triển sản phẩm
    1.5.4. Chiến lược đa dạng hoá
    1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển thị trường
    1.6.1. Chất lượng sản phẩm
    1.6.2. Giá cả sản phẩm
    1.6.3. Chính sách phân phối
    1.6.4. Chính sách xúc tiến bán hàng
    Chương 2: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thăng long:
    2.1. Khái lược về công ty
    2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
    2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty cổ phần Thăng Long
    2.1.4. Cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm
    2.2. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long:
    2.2.1. Khái quát chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long.
    2.2.2. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
    2.2.3. Những kết quả đạt được
    2.2.4. Những tồn tại trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
    Chương 3: những giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long:
    3.1. những giải pháp bên trong doanh nghiệp:
    3.1.1. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm
    3.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm:
    3.1.3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề người lao động.
    3.2. các giải pháp về chiến lược marketing:
    3.2.1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường:
    3.2.2. Cải tiến mẫu mã sản phẩm:
    3.2.3. Xác định chính sách giá hợp lý:
    3.2.4. Phát triển kênh phân phối bán hàng:
    3.2.5. Giải pháp xúc tiến hỗn hợp:
    3.3. Các giải pháp khác:
    3.3.1. Xây dựng vùng cung cấp nguyên liệu chính cho sản xuất:
    3.3.2. Phát triển thương hiệu vang Thăng Long:
    3.3.3. Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng:
    Phần kết luận:
    Tài liệu tham khảo

    Nhận xét của cơ quan – nơi thực tập
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...