Luận Văn Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 7/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Công cuộc đổi mới nền kinh tế- xã hội nước ta mở đầu từ đại hội VI và đã trải qua hơn 10 năm. Từ đó đến nay, nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Việt Nam từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đã chuyển đổi thành nước có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Điều này đã tạo cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển và phát huy nội lực của mình để có thể đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên.
    Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm thì các hoạt động khác của doanh nghiệp mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Trong tình hình kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau để có thể chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường. Do vậy, muốn chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường doanh nghiệp chỉ có cách là mở rộng và phát triển thị trường nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm trên thị trường qua đó khẳng định được vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
    Mở rộng thị trường sẽ tạo cho doanh nghiệp có vị trí ngày càng ổn định trên thị trường, đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả tốt. Mặt khác, nó cũng có thể giúp cho doanh nghiệp tận dụng được ưu thế và quyền lực của mình, hạn chế rủi ro nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
    Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thăng Long, em đã có cơ hội được tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Thực tế trong những năm qua, công ty đã tập chung rất nhiều công sức vào công tác thị trường, coi thị trường là động lực của sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về hàng hoá, có những biện pháp ứng xử phù hợp với sự thay đổi của thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nên đã đưa công ty từ chỗ làm ăn thua lỗ, lúng túng, bị động, sản xuất ứ đọng không tiêu thụ được đến chỗ làm ăn có ãi, đóng góp ngày càng nhiều vaò ngân sách nhà nước và nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên, những thành tích đó vẫn chưa thể đảm bảo cho sự thành công trong tương lai của công ty. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu để mở rộng thị trường sẽ giúp công ty giành được ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần của mình. Chính vì vậy mà trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài nghiên cứu:
    Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long.




    Chương 1: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhân tố nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế: 8
    1.1. Thị trường và vai trò của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
    1.1.1. Khái niệm về thị trường 8
    1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường 10
    1.1.3. Khái niệm, nội dung, vai trò và nguyên tắc của việc mở rộng và phát triển thị trường 11
    1.2. Phân loại thị trường 13
    1.2.1. Căn cứ vào thuộc tính chung nhất của sản phẩm 14
    1.2.2. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng 14
    1.2.3. Theo phương pháp giao dịch 15
    1.2.4. Theo không gian địa lý 15
    1.2.5. Phân loại theo tương quan thế lực giữa các bên. 15
    1.2.6. Phân loại theo quá trình sản xuất 15
    1.2.7. Phân loại theo trình độ phát triển kinh tế 15
    1.2.8. Căn cứ vào vai trò số lượng người mua và người bán 16
    1.3. Phân đoạn thị trường 16
    1.3.1. Khái niệm 16
    1.3.2. Yêu cầu của phân đoạn thị trường 16
    1.3.3 Các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường 18
    1.3.4. Kỹ thuật phân đoạn thị trường 18
    1.4. Những nội dung cơ bản của chiến lược mở rộng thị trường 18
    1.4.1. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường 18
    1.4.2. Trình tự nghiên cứu thị trường 19
    1.4.3. Những nội dung cơ bản của nghiên cứu thị trường 19
    1.5. Các chiến lược mở rộng thị trường 21
    1.5.1. Chiến lược thâm nhập thị trường 21
    1.5.2. Chiến lược phát triển thị trường 22
    1.5.3. Chiến lược phát triển sản phẩm 23
    1.5.4. Chiến lược đa dạng hoá 23
    1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển thị trường 24
    1.6.1. Chất lượng sản phẩm 24
    1.6.2. Giá cả sản phẩm 25
    1.6.3. Chính sách phân phối 25
    1.6.4. Chính sách xúc tiến bán hàng 27
    Chương 2: Thực trạng thị trường sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long: 31
    2.1. Khái lược về công ty 31
    2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 31
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty 33
    2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất ở công ty cổ phần Thăng Long 37
    2.1.4. Cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm 41
    2.2. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long: 43
    2.2.1. Khái quát chung về thị trường 43
    2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty 49
    2.3. những tồn tại trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thăng long: 53
    Chương 3: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Thăng Long: 55
    3.1. Những biện pháp cơ bản nhằm mở rộng triển thị trường 55
    3.1.1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường 55
    3.1.2. Xác định chính sách giá hợp lý 57
    3.1.3. phát triển mạng lưới bán hàng 58
    3.1.4. Cải tạo mẫu mã sản phẩm và chế tạo sản phẩm mới 58
    3.2. một vài biện pháp áp dụng trong công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần thăng long
    59
    Phần kết luận 64
    Nhận xét của cơ quan- nơi thực tập 66
    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...