Tiến Sĩ Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP8
    1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
    1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài và
    những vấn đề cần đặt ra 26
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG
    QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 34
    2.1. Quyền sử dụng đất nông nghiệp - hàng hoá đặc biệt 34
    2.2. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp 50
    Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC66
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới thị trường
    quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 66
    3.2. Thực trạng các yếu tố của thị trường quyền sử dụng đất nông
    nghiệp ở Vĩnh Phúc 74
    Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
    TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
    NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC113
    4.1. Một số quan điểm phát triển kinh tế xã hội có tác động đến việc
    sử dụng đất và ảnh hưởng đến thị trường quyền sử dụng đất
    nông nghiệp 113
    4.2. Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn
    đến năm 2030 120
    4.3. Giải pháp phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp
    ở tỉnh Vĩnh Phúc 131
    KẾT LUẬN 142
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

    Tính cấp thiết của đề tài
    Ở nước ta, nghiên cứu sự thành công của công cuộc đổi mới, phát
    triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn vừa qua
    cho thấy nếu nhìn nhận dưới góc độ kinh tế có thể khẳng định rằng, sự thành
    công đó chính là sự đổi mới tư duy, giải phóng sức sản xuất, huy động các
    nguồn lực của xã hội như sức lao động, tiền vốn, đất đai, tài nguyên, trí
    tuệ vào phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế xã hội. Để
    tiếp tục làm tốt những vấn đề trên, điều quan trọng, mấu chốt là nước ta phải
    tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
    phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đó có thị trường quyền sử dụng
    đất nông nghiệp.
    Đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là tài sản, là nguồn lực vô
    cùng quý giá của mỗi quốc gia. Trong SXNN đất đai là TLSX đặc biệt không
    có gì thay thế được. Trong đời sống xã hội đất đai là thành phần quan trọng
    hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
    các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Ở Việt Nam hiện nay,
    quyền sử dụng đất nông nghiệp đã được nhà nước giao ổn định lâu dài cho
    các chủ thể thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử
    dụng đất nông nghiệp hiện nay trong phạm vi nhất định được trao đổi trên thị
    trường dưới dạng như: mua, bán, trao đổi, cho thuê, góp vốn, thế chấp v.v
    Giá cả thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp được hình thành theo
    nguyên tắc của thị trường dựa trên quan hệ cung - cầu đồng thời còn chịu ảnh
    hưởng bởi các yếu tố như, vị trí, độ phì nhiêu, sự thuận lợi của hạ tầng kỹ
    thuật, khí hậu thời tiết, quy hoạch của nhà nước Thị trường quyền sử dụng
    đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay chưa được các cấp các ngành quan tâm,
    nhưng có xu hướng phát triển mở rộng trong tương lai. Để phát triển hiệu quả thị trường QSD đất NN, nhà nước cần phải
    không ngừng hoàn thiện thể chế đối với thị trường này đảm bảo phù hợp với
    yêu cầu khách quan và bối cảnh thực tế xã hội hiện nay. Những năm qua, vấn
    đề thi hành thi hành pháp luật đất đai và các văn bản của nhà nước liên quan
    đến đất đai, công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã dần đi vào
    nề nếp; việc thực hiện cấp giấy chứng nhận QSD đất, thành lập văn phòng
    đăng ký QSD đất, trung tâm phát triển quỹ đất, trung tâm định giá, đấu giá
    QSD đất, ban hành các chính sách thuế, cung cấp thông tin về đất đai, công
    khai minh bạch các quy hoạch sử dụng đất, trình tự thủ tục hành chính về mua
    bán, chuyển nhượng đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thị trường
    QSD đất NN phát triển. Tuy nhiên so với yêu cầu hiện nay hoạt động của thị
    trường QSD đất NN đã bộc lộ không ít những yếu kém tồn tại, bất cập đang là
    lực cản đối với sự phát triển của thị trường này trên cả phương diện kinh tế và
    xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau.
    Vĩnh Phúc là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc thuộc vùng kinh tế trọng
    điểm Bắc bộ, vùng thủ đô Hà Nội. Sau 17 năm tái lập tỉnh (từ 1997) đến nay,
    kinh tế xã hội của tỉnh phát triển khá mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo



    hướng tích cực, GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 54 triệu đồng.
    Đạt được thành tích trên là do trong những năm vừa qua để tạo đà
    cho kinh tế Vĩnh Phúc bứt phá, tỉnh đã có chủ trương thu hút mạnh đầu tư
    trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Theo đó quỹ đất
    sản xuất NN đã giảm mạnh để chuyển dịch sang lĩnh vực công nghiệp, dịch
    vụ, đô thị và các công trình phúc lợi công cộng phát triển. Những biến động
    lớn về mục đích sử dụng đất thời gian qua như việc thực hiện bồi thường
    GPMB theo chính sách của nhà nước đã tạo ra những yếu tố cung, cầu về thị
    trường QSD đất NN trên bình diện rộng nhưng được nhà nước quản lý và
    kiểm soát thông qua giá bồi thường. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thị trường QSD đất NN được người dân mua, bán, trao đổi rất mạnh với các
    mục đích khác nhau mà nhà nước chưa kiểm soát được. Đặc biệt từ khi có
    Nghị định 69/NĐ-CP, ngày 13/8//2009 của Chính phủ quy định bổ sung về
    quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,
    theo đó tại điểm 2 điều 28 quy định: "Đối với dự án đầu tư sử dụng đất không
    thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì không phải làm thủ tục thu hồi
    đất; sau khi được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư và người sử dụng đất thoả
    thuận theo hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng
    đất và làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp thay đổi
    mục đích sử dụng đất", thì thị trường QSD đất NN nói chung và Vĩnh Phúc
    nói riêng diễn ra khá phức tạp ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Mặt khác
    Nhà nước quy định khung giá đất NN, trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
    thành phố phải định lại giá và ban hành giá đất mới vào thời điểm ngày 01 tháng
    01 hàng năm điều đó đã tác động rất mạnh đến thị trường QSD đất NN, dẫn đến
    tình trạng mua, bán trao tay để chờ nhà nước tăng giá đất, để được tăng giá đền
    bù diễn ra phổ biến nhất là các khu vực dự kiến quy hoạch mới.
    Để thị trường QSD đất NN cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói
    riêng khắc phục được những khó khăn vướng mắc, hoạt động có hiệu quả,
    đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thì cần có những nghiên cứu cơ
    bản, hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy vấn đề "Thị trường quyền
    sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc" tác giả xin chọn làm
    Đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...