Luận Văn Thị trường quyền chọn cổ phiếu Việt Nam: Cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Theo cam kết gia nhập WTO mà Việt Nam đã tham gia vào đầu năm 2007, mở cửa thị trường tài chính là vấn đề tất yếu xảy ra, trong đó có thị trường chứng khoán. Nhưng cũng từ thời điểm chính thức trở thành thành viên của WTO đến nay, đặc biệt vào năm vừa qua 2008 là năm ảm đạm của thị trường chứng khoán Việt Nam với chỉ số Vn-index liên tục chạm đáy và phá đáy. Chỉ số Vn-index có đợt giảm xuống thấp nhất 286,85 điểm (ngày 10/12/2008) giảm 70%[SUP][SUP][1][/SUP][/SUP], đây là mức sụt giảm kỉ lục trong 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán vừa qua đã khiến cho các nhà đầu tư lo ngại đến sự không an toàn về khoản đầu tư của mình. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tự bảo vệ mình trong thời điểm thị trường chứng khoán đang không mấy tiến triển này?
    Theo như PGS.TS kinh tế Trần Hoàng Ngân đã nhận định trên Kiến thức chứng khoán tại trang web sti.com.vn ngày 14/07/2008 thì “Điều bó tay nhà đầu tư (NĐT) trên thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta là khi thị trường lên cao thì không có chứng khoán để bán và khi thị trường xuống dốc lại không có tiền để mua. Trên thế giới có rất nhiều những công cụ tài chính để NĐT tự bảo vệ mình đồng thời đa dạng hóa phương thức đầu tư. Các công cụ tài chính này khiến cho NĐT chủ động, yên tâm hơn và “chung thủy” hơn với TTCK. Khi đó những câu hỏi như: “thị trường bao giờ đến đáy”, nỗi lo thị trường sụt giảm sẽ không còn quá đáng sợ vì NĐT đã có thể đầu tư ở mọi trạng thái của thị trường”.
    Một trong những công cụ tài chính giúp NĐT đó là chứng khoán phái sinh. Đây là công cụ giúp NĐT phòng ngừa rủi ro, đầu tư giá xuống khi thị trường xuống dốc. Khi thị trường càng đi xuống, những NĐT nắm giữ chứng khoán phái sinh càng có lợi. Ngoài ra với sự cạnh tranh theo hai hướng đầu tư ngược nhau của các NĐT, “mua lên” hoặc “bán xuống”, sẽ tạo lực cản để thị trường không giảm quá sâu hoặc tăng quá “nóng”.
    Quyền chọn (options), một dạng của các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính được người ta kinh doanh hàng trăm năm nay trên thế giới. Đặc biệt là các hợp đồng quyền chọn đã phát triển mạnh kể từ khi Sở giao dịch Option Chicago CBOE ở Mỹ thành lập tháng 4-1973. Khi có công cụ quyền chọn, nhà đầu tư dường như đã mua “bảo hiểm” về giá. Tại Việt Nam, quyền chọn mới bắt đầu tại Eximbank vào tháng 2-2003 nhưng mới chỉ là quyền chọn ngoại tệ, sau đó nhiều đơn vị triển khai quyền chọn vàng, quyền chọn nông sản Riêng quyền chọn chứng khoán là vấn đề hoàn toàn mới dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được gần 9 năm qua. Một thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp cũng như cá nhân, các nhà đầu tư Việt Nam chưa am hiểu về lĩnh vực này, họ chưa thấy được lợi ích mang lại của việc sử dụng quyền chọn trong quá trình đầu tư của mình. Thời gian qua giá chứng khoán tăng giảm đột biến, do đó nhu cầu về quyền chọn càng trở nên cấp bách. Đây chính là thời điểm chín muồi để thị trường chứng khoán Việt Nam triển khai quyền chọn chứng khoán (đặc biệt trong đầu tư cổ phiếu).
    Từ góc độ trên mà em đã chọn đề tài “Thị trường quyền chọn cổ phiếu Việt Nam: Cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn”, khóa luận này giới thiệu tổng quan về thuyết quyền chọn trên thị trường cổ phiếu; thực trạng áp dụng và giải pháp để phát triển quyền chọn chứng khoán trong thời gian tới tại Việt Nam.

    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Tổng hợp kiến thức cơ bản về quyền chọn chứng khoán (cổ phiếu)
    - Phân tích đánh giá thực trạng áp dụng quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam
    - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán Việt Nam
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu: thị trường cổ phiếu Việt Nam
    Mẫu nghiên cứu: giá cổ phiếu VCB, FPT, REE,
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so sánh.
    5. Kết cấu của đề tài
    Tên đề tài “Thị trường quyền chọn cổ phiếu Việt Nam: Cơ sở lý luận và áp dụng thực tiễn”
    Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quyền chọn cổ phiếu
    Chương 2: Thực trạng áp dụng quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam

    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU 4
    1. Quá trình hình thành thị trường quyền chọn. 4
    2. Khái quát loại hình quyền chọn cổ phiếu. 6
    2.1. Phân loại quyền chọn. 6
    2.1.1. Phân loại theo quyền của người mua. 6
    2.1.2. Theo thời điểm thực hiện quyền chọn. 11
    2.1.3. Theo thị trường giao dịch. 11
    2.2. Các vị thế của quyền chọn của quyền chọn và chứng khoán cơ sở. 13
    2.2.1. Các vị thế quyền chọn. 13
    2.2.2. Chứng khoán cơ sở. 13
    2.3. Lợi ích khi sử dụng quyền chọn cổ phiếu. 14
    2.3.1. Sử dụng quyền chọn để bảo hộ. 14
    2.3.2. Sử dụng quyền chọn để đầu cơ. 14
    2.3.3. Lợi nhuận của quyền chọn. 15
    3. Giá trị nhận được của quyền chọn cổ phiếu. 16
    3.1. Giá trị nhận được của quyền chọn mua vào lúc đáo hạn. 16
    3.2. Giá trị nhận được của quyền chọn bán vào lúc đáo hạn. 18
    3.3. Những yếu tố liên quan đến quyền chọn. 21
    3.3.1. Những yếu tố cấu thành quyền chọn. 21
    3.3. 2. Giao dịch quyền chọn. 22
    3.4. Giá của quyền chọn. 24
    3.4.1. Giá trị nội tại 25
    3.4.2. Giá trị thời gian. 26
    3.4.3. Các yếu tố tác động đến giá của quyền chọn. 27
    3.4.4. Ranh giới trên và ranh giới dưới của giá quyền chọn. 29
    Kết luận chương I 35
    Chương II: Thực trạng áp dụng định giá cổ phiếu bằng lý thuyết quyền chọn tại Việt Nam 36
    1. Thực trạng áp dụng quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam 36
    1.1. Sơ lược thị trường quyền chọn cổ phiếu Việt Nam 36
    1.1.1. Cơ sở pháp lý qui định cho các hợp đồng quyền chọn cổ phiếu. 37
    1.1.2. Phương thức thực hiện quyền chọn mua, quyền chọn bán tại thị trường chứng khoán Việt Nam 38
    1.2. Giá trị nhận được của nhà đầu tư Việt Nam khi sử dụng quyền chọn cổ phiếu 39
    2. Ý nghĩa của việc ứng dụng giao dịch quyền chọn ở thị trường chứng khoán Việt Nam 41
    2.1. Tạo ra công cụ bảo vệ lợi nhuận cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 41
    2.2. Thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 42
    2.3. Tác động gián tiếp đến công ty niêm yết và nền kinh tế. 44
    2.4. Điều kiện để áp dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam 44
    3. Thuận lợi và khó khăn của viêc ứng dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam 46
    3.1. Những thuận lợi 46
    3.2. Những khó khăn. 49
    4. Thị trường quyền chọn cổ phiếu Việt Nam so với thị trường các nước Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan. 51
    4.1. Thị trường quyền chọn cổ phiếu của Mỹ. 51
    4.2. Thị trường quyền chọn ở Thái Lan. 53
    4.3. Thị trường quyền chọn ở Trung Quốc. 54
    4.3. Những nhận định chung cho thị trường quyền chọn cổ phiếu Việt Nam 57
    Chương III: Giải pháp phát triển quyền chọn cổ phiếu Việt Nam 60
    1. Giải pháp vĩ mô. 60
    1.1. Xây dựng, điều chỉnh khung pháp lý cho thị trường quyền chọn cổ phiếu 60
    1.2. Xây dựng, tổ chức và quản lý sàn giao dịch quyền chọn. 62
    1.3. Xây dựng qui trình thực hiện giao dịch quyền chọn cổ phiếu. 65
    1.4. Phát triển các nhà tạo lập thị trường. 66
    1.5. Hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ quyền chọn trong công tác nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà đầu tư. 67
    1.6. Nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công khai hóa và minh bạch hóa thông tin. 68
    1.7. Thay đổi một số quy định về hạch toán. 69
    2. Giải pháp vi mô. 70
    2.1. Chủ động giới thiệu, quảng bá thông tin về các sản phẩm, dịch vụ quyền chọn đến khách hàng. 70
    2.2. Không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ quyền chọn tới khách hàng. 71
    2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ kinh doanh quyền chọn. 72
    2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính khu vực và thế giới 73
    3. Giải pháp kỹ thuật 73
    4. Một số các giải pháp khác. 75
    4.1. Giải pháp để tiến tới thành lập một sàn giao dịch quyền chọn niêm yết tập trung 75
    4.2. Tiến hành các bước thử nghiệm ban đầu. 76
    KẾT LUẬN 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...