Luận Văn Thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006 và dự báo đến năm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hơn 842 triệu USD trong năm 2006 (chiếm hơn 25 % tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản).
    Năm nay, theo dự báo của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật có thể đạt 900 triệu USD. Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vẫn duy trì ở mức 8,5-9% như hiện nay, thì đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này sẽ đạt 1 –1,2 tỷ USD. Trong đó, tôm đông lạnh vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này.
    Hiện tại, tôm đang là mặt hàng thủy sản xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (chiếm tỷ trọng gần 50%); trong đó thị trường Nhật chiếm khoảng một nửa; mặt hàng cá mực cũng chiếm gần 1/3 tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này (năm 2005 chiếm 20.000/62.000 tấn).
    Vì vậy, đánh giá vai trò của thị trường Nhật Bản đối với thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm năm qua và dự báo từ nay đến 2015 là một việc làm hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung.
    I. Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Tìm hiểu quy mô, đặc điểm và nhu cầu của thị trường thủy sản Nhật Bản.
    2. Đánh giá ảnh hưởng của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm năm qua.
    3. Dự báo tác động của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam
    4. Đề xuất các giải pháp nhằm giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể thâm nhập tốt thị trường Nhật Bản từ nay đến 2015.
    II. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp là nghiên cứu ứng dụng, nhân quả, kết hợp nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường đồng thời kết hợp với các báo cáo, tài liệu của các tổ chức có uy tín.
    III. Phạm vi nghiên cứu:
    Nghiên cứu được tiến hành trên các sản phẩm tôm, cua,ghẹ, mực, bạch tuộc và cá biển là những mặt hàng thủy sản nhập khẩu chủ yếu của Nhật.
    IV. Phương pháp thu thập số liệu:
    1. Các số liệu thông tin thứ cấp:
    Nguồn số liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập từ:
    - Bộ Thủy sản
    - Trung Tâm khuyến ngư quốc gia
    - Cục thống kê Việt Nam
    - Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
    - Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)
    2. Nguồn thông tin sơ cấp:
    Số liệu sơ cấp là số liệu tình hình thực tế của ngành thủy sản Việt Nam được thu thập khảo sát qua các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
    V. Kết cấu của đề tài:
    LỜI NÓI ĐẦU
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2002-2006
    CHƯƠNG III: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN 2015
    CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Ngọc Phương trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này. Vì thời gian và kiến thức của người viết còn nhiều hạn chế nên bài luận văn chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý.


    Giới thiệu đề tài

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    Chương I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN NHẬT BẢN
    01

    1.Vài nét về đất nước và con người Nhật Bản
    01
    1.1. Vị trí địa lý .
    01
    1.2. Dân số và con người Nhật Bản
    02
    1.3. Kinh tế Nhật Bản .
    03
    2. Khái quát về ngành thủy sản Nhật Bản
    04
    2.1. Khai thác thủy sản
    06
    2.2. Nuôi trồng thủy sản
    07
    2.3.Chế biến thủy sản
    08
    3. Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản .
    11
    3.1.Trị giá và sản lượng nhập khẩu
    11
    3.2.Các sản phẩm nhập khẩu chính
    11
    4.Thị trường tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản
    16
    4.1. Hệ thống tiêu thụ .
    16
    4.2. Xu hướng tiêu thụ
    16
    4.3. Mức tiêu thụ
    17
    5. Những điều cần lưu ý về thị trường Nhật Bản đối với các nước xuất khẩu thủy sản
    19
    Chương II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2002-2006 .
    21
    1. Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Nhật Bản với Việt Nam
    21
    2. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trong thời gian gần đây
    22
    2.1.Về khai thác thủy sản
    22
    2.2.Về nuôi trồng thủy sản
    24
    3.Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2002-2006
    28
    3.1.Về trị giá xuất khẩu thủy sản
    28
    3.2.Về các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản .
    29
    3.3.Về giá cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản .
    36
    3.4.Về cách thức xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
    37
    3.5.Về công tác xúc tiến thương mại
    39
    3.6.Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản .
    40
    Chương III: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN 2015 .
    53
    1.Tình hình thương mại thủy sản thế giới
    53
    1.1. Tình hình sử dụng thủy sản trên thế giới .
    53
    1.2. Thương mại thủy sản thế giới
    56
    2. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển của thủy sản Việt Nam
    59
    2.1. Những quan điểm
    59
    2.2. Những phương hướng chính
    60
    2.3. Những mục tiêu .
    61
    3. Xu hướng nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản .
    63
    4. Dự báo tác động của thị trường Nhật Bản đến thủy sản Việt Nam đến năm 2015 .
    66
    4.1. Triển vọng tiêu thụ thủy sản thế giới .
    66
    4.2. Xu hướng thương mại thủy sản thế giới
    67
    4.3. Dự báo thương mại thủy sán Việt Nam với Nhật Bản
    69
    CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
    72
    1.Các giải pháp về Marketing
    72
    1.1. Chính sách sản phẩm .
    73
    1.2. Chính sách về nhãn hiệu sản phẩm
    74
    1.3. Chiến lược giá thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật
    75
    1.4. Chiến lược phân phối thủy sản vào thị trường Nhật
    77
    2. Các giải pháp về phát triển sản xuất .
    79
    2.1. Ổn định và tăng trưởng nguồn nguyên liệu với chất lượng ngày càng tăng
    79
    2.2. Nâng cao năng lực chế biến của nhà máy thủy sản .
    87
    2.3. Mở rộng chủng loại và ưu tiên tăng trưởng khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng .
    90
    3. Các giải pháp về nguồn lực
    91
    3.1. Mục tiêu của giải pháp
    91
    3.2. Cơ sở để đề ra giải pháp
    92
    3.3. Nội dung của giải pháp .
    92
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     
Đang tải...