Tiểu Luận Thị trường ngoại hối việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thị trường ngoại hối việt nam
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]A. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam.
    1. Giai đoạn trước 1991
    Đặc trưng của giai đoạn trước năm 1991 là Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương và ngoại hối. Với cơ chế như vậy đã triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện cho sự hình thành và phát triển các thị trường nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.
    Lúc này, ngoại tệ thu được từ hoạt động ngoại thương được nắm giữ bởi Nhà nước nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau theo kế hoạch Nhà nước. Các doanh nghiệp tạo ra thu nhập bằng ngoại tệ có thể giữ một tỉ lệ xác định cho hoạt động của họ theo kế hoạch được Nhà nước giao, phần còn lại phải bán cho Ngân hàng. Doanh nghiệp và cá nhân có thể mua ngoại tệ từ ngân hàng nhưng phải được nhà nước chấp thuận. Trước 1989, chế độ tỉ giá của Việt Nam là chế độ tỉ giá cố định và đa tỉ giá. Ứng với mỗi loại giao dịch khác nhau, nhà nước quy định một loại tỉ giá khác nhau: tỉ giá mậu dịch, tỉ giá phi mậu dịch, tỉ giá kết toán nội bộ và tỉ giá kiều hối. Các tỉ giá chính thức thường định giá quá cao đồng Việt Nam, như những năm 1987, 1988, tỉ giá USD/VND ở thị trường chợ đen cao gấp 5, 6 lần tỉ giá mậu dịch trên thị trường chính thức.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...