Tiểu Luận Thị trường ngoại hối, lý luận và thực tiễn tại việt nam - môn học Thị trường tài chính và các định c

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Nội dung: . Trang
    Danh mục chữ viết tắt: . 2
    Mục lục: . 3
    LỜI MỞ ĐẦU: 4
    Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường ngoại hối 6
    1.1. Ngoại hối . 6
    1.2. Thị trường ngoại hối 7
    1.2.1. Khái niệm thị trường ngoại hối: . 7
    1.2.2. Đặc điểm thị trường ngoại hối (Forex) . 8
    1.2.3. Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối . 8
    1.2.4. Cấu trúc thị trường ngoại hối . 10
    Phần 2: Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam . 11
    2.1. Những dấu mốc đáng chú ý 11
    2.2. Những nét khái quát thị trường ngoại hối Việt Nam . 12
    2.2.1. Cấu trúc thị trường ngoại hối Việt Nam . 12
    2.2.2. Đặc trưng thị trường ngoại hối Việt Nam . 15
    2.2.3. Điều kiện phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam. 18
    2.3. Thực trạng trị trường ngoại hối Việt Nam kể từ năm 2008 đến nay . 20
    2.3.1. Giai đoạn 2008 – 2009 . 20
    2.3.2. Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2010 23
    2.3.3. Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2011 24
    2.4. Thực trạng quản lý thị trường ngoại hối tại Việt Nam 28
    2.4.1. Mục đích . 28
    2.4.2. Mục tiêu 28
    2.4.3. Các chính sách cơ bản 29
    2.4.4. Đánh giá chung 35
    Phần 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian tới 36
    3.1. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 36
    3.2. Một số kiến nghị 37
    3.2.1. Cơ chế điều hành tỷ giá 37
    3.2.2. Về quản lý tài khoản tiền gửi ngoại tệ 37
    3.2.3. Đối với thị trường ngoại hối liên ngân hàng 38
    3.2.4. Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam 38
    3.2.5. Kiểm soát tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ “ chợ đen” . 38
    3.2.6. Phát triển thị trường phái sinh và phòng tránh rủi ro 38
    3.2.7. Đối với hoạt động quản lý ngoại hối khác . 38
    Kết luận: 39
    Danh mục tài liệu tham khảo: 40

    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì nǎm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã được chuyển sang nên kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu và hội nhập với nền kinh tế quố tế. Đến năm 1990, công cuộc Đổi Mới ở Việt Nam được đẩy mạnh hơn với chủ trương là phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; công cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ.
    Trong xu hướng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thị trường ngoại hối đóng vai trò như là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới bên ngoài; vì vậy, việc hình thành và phát triển thị trường ngoại hối được một cách toàn diện, hiện đại theo trình độ quốc tế là rất cần thiết. Thông qua các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối mà hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế trở lên linh hoạt và hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây thị trường ngoại hối của Việt nam đã được hình thành và từng bước phát triển. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối Việt nam còn rất non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.
    Nhận thức được tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề này vì vậy em quyết tâm trình bày bài tiểu luận với đề tài: Thị trường ngoại hối, lý luận và thực tiễn tại Việt Nam”

    Mục đích nghiên cứu:
    - Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối.
    - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thị trường ngoại hối ở Việt Nam.
    - Đề xuất giải pháp phát triển thị trường ngoại hối ở nước ta trong thời gian tới.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Nghiên cứu về vốn thông qua ngoại hối, thị trường ngoại hối.
    - Nghiên cứu thị trường ngoại hối tại Việt Nam cũng như những tác động của chính sách quản lý ngoại hối hiện nay đến thị trường này.
    - Nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hơn chính sách quản lý ngoại hối đang áp dụng tại Việt Nam.

    Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Kết hợp giữa phương pháp thu thập số liệu với phương pháp xử lý số lệu. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, tập hợp các ý tưởng thực tiễn tại Việt Nam, cũng như dựa trên quy luật phát triển tất yếu khách quan của một vấn đề kinh tế xã hội.

    Kết cấu bài tiểu luận: Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận thì bài tiểu luận được trình bày theo ba phần chính:
    Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường ngoại hối.
    Phần 2: Thực trạng thị trường ngoại hối tại Việt Nam.
    Phần 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển thị trường ngoại hối trong thời gian tới ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...