Luận Văn Thị trường Mỹ đối với Hàng hóa Việt Nam, những vấn đề đặt ra và Giải pháp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thị trường Mỹ đối với Hàng hóa VN, những vấn đề đặt ra và Giải pháp
    LỜI NÓI ĐẦU

    Hiện nay, Hội nhập kinh tế quốc rế và khu vực đã trở thành hiện thực đối với các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, tự do hoá thương mại đang ngày càng trở thành một câu cầu phát triển khách quan của mọi quốc gia. Riêng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu đang tỏ rõ những ưu thế và trở thành lối ra cho nền kinh tế
    Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu có những đóng góp to lớn làm nên thành công của đất nước như: giải quyết được các vấn đề kinh tế; khai thác được nội lực và phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước
    Tuy nhiên, trên thực tế công tác xuất khẩu của nước ta còn bộc lộ nhiều, tồn tại về quy mô và đặc biệt là chưa tạo được thị trường ổn định, do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn ở tình trạng lại hậu, chất lượng thấp, nhiều doanh nghiệp còn chưa giữ chữ tính với khoa học
    Để tận dụng được cơ hội xuất khẩu ngoài khắc phục những mặt yếu kém trên đòi hỏi chúng ta còn phải biết khai thác thị trường một cách có hiệu quả như: thị trường các nước Châu Á, Châu Mỹ, EU và đặc biệt phải kể đến thị trường lớn nhất thế giới là thị trường Mỹ. Thị trường này đã mở rra cho chúng ta nhiều triển vọng sau hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết. Tuy vậy, cũng phải khẳng định đây cũng là yêu cầu và thách thức của xuất khẩu Việt Nam.
    Là một sinh viên học chuyên ngành kinh tế em rất quan tâm đến vấn đề thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy qua một thời gian tìm hiểu em mạnh dạn trình bầy hiểu biết của mình về đề tài “Thị trường Mỹ đối với hàng hoá Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp”.
    Với những hiểu biết còn chưa qua thực tế nhiều chắc hẳn bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sót rất mong sự góp ý của thầy cô

    I- Tìm hiểu chung về thị trường xuất khẩu của Việt Nam
    1.1. Khái niệm thị trường
    Thị trường là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá và nền kinh tế thị trường. Đây là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những sản phẩm biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau được đem ra mua bán, trao đổi trên thị trường
    Có rất nhiều khái niệm về thị trường nhưng khái niệm chung và phổ biến nhất cho rằng thị trường là tổng thể các quan hệ mua bán được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội nhất định.
    1.2. Khái quát về thị trường xuất khẩu của Việt Nam
    Nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống trong “nền kinh tế mở” đòi hỏi phải tăng nhập khẩu. Do vậy tăng kim ngạch xuất khẩu là yêu cầu bức xúc đối với nước ta hiện nay. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 50% GDP và 114 tổng giá trị sản xuất đồng thời hoạt động xuất khẩu còn là tiền đề nhập khẩu thiết bị kỹ thuật công nghệ, nhập nguyên liệu vật liệu, cải thiện cán cân thanh toán, bình ổn tỷ giá góp phần tăng trưởng kinh tế chung
    Từ năm 1990 đến nay chúng ta đã duy trì được mức độ xuất khẩu tương đối cao khắc phục được hậu quả của việc thị trường truyền thống giảm sút đột ngột, sau khi Liên Xô tan rã các nước chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ
    Bên cạnh đó tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Tính tới thời điểm hiện nay nước ta đã có quan hệ, thương mại với 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đã ký 81 hiệp định thương mại, trở thành thành viên chínhh thức nhiều tổ chức kinh tế
    Trong các Châu lục mà Việt Nam có quan hệ giao thương thì có thể khẳng định Châu Á là thị trường gần với nhiều đặc điểm tương đồng về thị hiếu, nhu cầu, chất lượng, chủng loại, mẫu mã, đã chiếm tỷ trọng lớn
    Thực tế từ trước đến nay Việt Nam luôn suất siêu vào thị trường Châu Á, nhưng riêng năm 2003 thì tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này liên tục giảm. Trong đó giảm mạnh nhất là Nhật Bản, Trung Quốc, thị trường kế tiếp của nước ta là thị trường Châu Âu là vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng khác riêng Đô Âu là thị trường truyền thống, nhưng hiện nay tỷ trọng còn ở mức thấp và giảm trong 3 năm liền. Tới đây 10 nước khu vực này sẽ gia nhâp EU sẽ vừa tạo thuận lợi đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn nhất định đối với chúng ta xét thị trường Châu Phi được coi là thị trường tiềm năng lớn, đặc biệt là đối với hàng nong sản và các loại hàng chưa đòi hỏi cao về chất lượng, nhưng thị trường này hiện nay vẫn còn nhỏ bé
    Về mặt hàng xuất khẩu thì Việt Nam có 17 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD và có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 2 tỷ là dầu thô, dệt may, thuỷ dản, dày dép. Trong đó hàng may mặc có 170 nước đứng ở vị trí thứ nhất có mặt 170 nước đứng ở vị trí kế tiếp là hàng dày dép. Có mặt 160 thuỷ sản có mặt 90 nước. Tuy nhiên Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam các mặt hàng này.
    Về quy mô thị trường thì những con số trên đây là đều đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiêu bất cập.
    Thứ nhất: Với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ với các đối tác để phòng ngừa những chấn động đột ngột, mở rộng tối đa về diện, với trọng điểm là thị trường có sức mua lớn nhưng trên thực tế kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường lớn ngày càng có xu hướng giảm.
    Thứ hai: Về phía các doanh nghiệp thì chưa nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường mà chỉ chăm chú vào khâu sản xuất, tìm ra thị trường và bạn hàng nhưng ít khi chú ý tới quy định pháp luật của các nước nhập khẩu, dẫn đến tình trạng nhiều lô hàng bị trả lại hoặc không thanh toán và đôi khi mất luôn cả thị trường.
    Đây là hiện trạng về thị trường xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam trong thời gian gần đây vì vậy đòi hỏi Nhà nước nói chung về bản thân các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu cần có những nỗ lực để cải thiện tình trạng này
     
Đang tải...