Tài liệu Thị Trường Lao Động

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổng quan
    Các cá nhân có một lượng thời gian cố định được sử dụng cho các làm việc và nghỉ ngơi.
    Nếu một giờ bổ sung được sử dụng cho công việc, khi đó các hình thức sử dụng thay thế
    khác sẽ ít đi một giờ. Chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi là tiền lương từ bỏ để sử dụng
    cho nghỉ ngơi. Vì vậy, một sự tăng lương làm tăng chi phí cơ hội của thời gian nghỉ ngơi
    và dẫn tới hiệu ứng thay thế (substitution effect) làm giảm thời gian nghỉ ngơi và tăng
    thời gian làm việc. Tuy nhiên, tiền lương tăng cũng tăng thu nhập thực tế của công nhân
    và dẫn tới tăng mong muốn nghỉ ngơi của mỗi cá nhân (giả sử nghỉ ngơi là một hàng hoá
    thông thường). Hiệu ứng thứ hai được gọi là hiệu ứng thu nhập (income effect), có xu
    hướng làm tăng lượng thời gian nghỉ ngơi và làm giảm thời gian cho công việc khi tiền
    lương tăng.
    Các cá nhân sẽ làm việc nhiều hơn khi tỷ lệ tiền lương tăng nếu hiệu ứng thay thế lớn hơn
    hiệu ứng thu nhập. Như biểu đồ dưới đây cho thấy, một đường cung lao động của một
    người sẽ là đường có độ dốc đi lên do các tỷ lệ tiền lương trong đó hiệu ứng thay thế lớn
    hơn hiệu ứng thu nhập. Mặc dù vậy, khi tiền lương đủ lớn, nói chung mọi người cho rằng
    hiệu ứng thu nhập cuối cùng sẽ có tác động lớn hơn hiệu ứng thay thế và đường cung lao
    động sẽ bị bẻ gập xuống dưới (như phần trên cùng của biểu đồ dưới đây).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...