Chuyên Đề Thị trường lao động Việt Nam – Suy nghĩ về những hướng đi mới từ các hiện tượng lạ"

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thị trường lao động Việt Nam – Suy nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ"
    LỜI MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua thể hiện Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển các loại thị trường: Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ Trong đó, thị trường lao động là một trong những thị trường tác động mạnh nhất đến sự phát triển kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam bắt đầu thực hiện khai thác và phân bổ nguồn lực lao động theo nguyên tắc thị trường. Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, thị trường lao động Việt Nam những năm qua luôn vận động và phát triển mạnh mẽ theo những xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của một số ““hiện tượng lạ””. Theo nhóm nghiên cứu, “hiện tượng lạ”là những hiện tượng rất mới, chưa từng xuất hiện trên thị trường lao động Việt Nam hay cũng có thể hiểu đây là những hiện tượng không đi theo xu hướng phát triển chung của thị trường lao động các nước đang phát triển. Những hiện tượng này hình thành tự phát nằm ngoài định hướng phát triển, sự điều hành vĩ mô của Chính phủ.
    Vì vậy, việc phát hiện, khảo sát, nghiên cứu những hiện tượng này là rất cần thiết để lý giải hướng phát triển của thị trường lao động Việt Nam. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, đề tài “Thị trường lao động Việt Nam –suy nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ”” được lựa chọn để nghiên cứu.
    Những đóng góp của đề tài
    Một là, hệ thống hóa những đặc điểm và những vấn đề mang tính phổ biến ở thị trường lao động Việt Nam.
    Hai là, phát hiện và phân tích các “hiện tượng lạ” diễn ra trong thị trường lao động Việt Nam.
    Ba là, đề xuất các hướng đi mới cho sự phát triển thị trường lao động từ các hiện tượng trên.

    Câu hỏi nghiên cứu chính

    1. Xu hướng phát triển chung của thị trường lao động các nước đang phát triển và của Việt Nam là gì?
    2. Các “hiện tượng lạ”nào xuất hiện ở thị trường lao động Việt Nam hiện nay?
    3. Tại sao lại xuất hiện các hiện tượng đó?
    4. Các hiện tượng này có tác động như thế nào đến thị trường lao động, đến quá trình phát triển của nền kinh tế?
    5. Nên hạn chế hay phát huy những hiện tượng này? Giải pháp thực hiện là gì?
    Tổng quan các công trình nghiên cứu về thị trường lao động
    Cho đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thị trường lao động. Mỗi công trình nghiên cứu lại đi sâu vào phân tích những khía cạnh khác nhau của thị trường lao động Việt Nam như: giải pháp nâng cao chất lượng LLLĐ, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, giải pháp việc làm cho lao động, giải pháp tăng cường đội ngũ lao động kỹ thuật Tuy nhiên, nghiên cứu về những “hiện tượng lạ” xuất hiện ở thị trường lao động Việt Nam thì chưa có một đề tài nào đề cập tới. Việc nghiên cứu vấn đề này ở thị trường lao động Việt Nam là một việc làm cấp thiết vì nó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Các thị trường lao động Việt Nam: Khu vực thành thị, khu vực nông thôn, khu vực thành thị phi chính thức
    - Phạm vi nghiên cứu: Các nước đang phát triển và trọng tâm là ở Việt Nam
    Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê, phân tích tình hình, thu thập số liệu thứ cấp.
    - Phương pháp so sánh chuỗi, so sánh chéo để tìm ra xu thế vận động của thị trường lao động.
    - Phương pháp chuyên gia, trên cơ sở nhận định, đánh giá của các chuyên gia về các mặt, các lĩnh vực của thị trường lao động.
    - Phương pháp tổng hợp và phân tích.
    Kết cấu của đề tài
    Tên đề tài nghiên cứu khoa học “Thị trường lao động Việt Nam – Suy nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ”
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài bao gồm ba chương được kết cấu như sau:
    Chương 1: Những vấn đề mang tính phổ biến ở thị trường lao động các nước đang phát triển và Việt Nam
    Chương 2: Một số “hiện tượng lạ”xuất hiện trong thị trường lao động Việt Nam những năm vừa qua
    Chương 3: Một số suy nghĩ về những hướng đi mới từ các “hiện tượng lạ”
    Phân tích và nghiên cứu về các “hiện tượng lạ”của thị trường lao động Việt Nam là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hợp tác. Mặc dù đề tài đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự quan tâm và g
     
Đang tải...