Tiểu Luận Thị trường lao động và thực trạng thị trường lao động Thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    LỜI MỞ ĐẦU


    Công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc do Đảng ta khởi xướng và lãng đạo thực hiện đã mở ra con đường đưa nền kinh tế xã hội nước ta ra khỏi khủng hoảng để phát triển nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
    Với việc chuyển sang nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch nền kinh tế nước ta đã, đang và sẽ trải qua những biến đổi lớn: Các xí nghiệp quốc doanh tiến hành sắp xếp lại, chuyển sang hạch toán kinh tế toàn phần, xoá bỏ tình trạng"lãi giả lỗ thật", tính toán hiệu quả thực sự để đảm bảo sự tồn tại của xí nghiệp mình, ., các Bộ,các cơ quan Nhà nước, . cùng tiến hành sắp xếp lại sao cho hoạt động có hiệu quả nhất. Những sắp xếp đó là cần thiết và đương nhiên sẽ làm cho một số lớn CBCNV dôi ra, thêm vào đó tốc độ phát triển dân số trong những năm trước cao nên nguồn lao động hiện nay vẫn tăng nhanh làm cho số người bước vào tuổi lao động hàng năm vẫn lớn, tư tưởng chỉ muốn làm việc trong khu vực Nhà nước vẫn còn nặng nề trong mỗi người lao động, gần đây, quân tình nguyện Việt Nam tại Cămphu chia đã rút hết về nước, tất cả những cái đó làm cho vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trở nên cấp bách và nóng bỏng nhất hiện nay.


    Mặc dù Nhà nước đã ban hành một loạt Nghị quyết và chính sách về đổi mới quản lý kinh tế, đặc biệt là nghị quyết 16 của Bộ chính trị về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã có tác động tích cực đến phát triển các thành phần kinh tế ở cả thành thị lẫn nông thôn, bước đầu tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Song vẫn còn nhiều hạn chế: chưa hình thành được cơ chế, chính sách cụ thể về giải quyết việc làm cho từng đối tượng cụ thể, nhất là cho thanh niên đến tuổi lao động và các quân nhân xuất ngũ, chưa có chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội đối với những người làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, chưa có những chính sách để người để người lao động được tự do tìm việc làm, tự do di chuyển chỗ làm việc .
    Trong bối cảnh đó, thị trường lao động nước ta nói chung và thị trường lao động Nhà nước nói riêng có môi trường và điều kiện phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Là Trung tâm kinh tế, chính trị - văn hoá của cả nước, nguồn lao động của Thủ đô có nhiều điểm mạnh và lợi thế so với cả nước, đồng thời Hà Nội cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động của Thủ đô.


    Vấn đề thị trường lao động, xét cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn, đang trở thành mối quan tâm rộng rãi trong các giới học thuật, quản lý và người lao động nước ta.


    Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu mới và bức xúc đó, tôi xin giới thiệu nội dung đề án có đề tài: "Thị trường lao động và thực trạng thị trường lao động thành phố Hà Nội".


    Bài viết tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng của bản thân tối nhưng chắc rằng vẫn không tránh được những thiếu xót, rất mong thầy giáo thông cảm và bổ sung để đề án này được hay và hoàn thiện hơn.

    Bài viết mà tôi sẽ giới thiệu sau đây gồm những nội dung chính sau:
    I. Sự hình thành thị trường lao động.
    II. Vài nét về thị trường lao động.
    III. Mối quan hệ giữa cung - cầu và giá cả trên thị trường lao động.


    MỤC LỤC


    Lời mở đầu 1
    Nội dung 3
    I- Sự hình thành thị trường lao động 3
    1. Điều kiện hình thành thị trường sức lao động 3
    2. Sức lao động trở thành hàng hoá trong nền kinh tế thị trường 5
    II- Vài nét về thị trường lao động. 6
    1. Một số quan niệm về thị trường lao động 6
    2. Phân loại thị trường lao động 7
    3. Cơ cấu thị trường lao động 8
    III- Mối quan hệ giữa cung - cầu và giá cả trên thị trường lao động 10
    1. Các yếu tố của cung về lao động 10
    2. Các yếu tố của cầu về lao động 12
    3. Trạng thái của quan hệ cung cầu 14
    4. Mối quan hệ giữa cung - cầu và giá cả trên thị trường lao động 16
    IV- Một số giải pháp phát triển thị trường lao động ở thành phố Hà Nội.20
    Phần kết luận: 24


    Tài liệu tham khảo 26
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...