Tài liệu Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 20

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thị trường lao động và kinh tế phi chính
    thức ở Việt Nam trong thời gian khủng
    hoảng và phục hồi 2007-2009


    Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động
    và Việc làm
    (ĐT LĐ&VL)


    Báo cáo tóm lược chính sách


    _____________________________________________________


    Dự án TCTK /IRD-DIAL


    Tháng 12- 2010


    .
    Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
    trong cuộc khủng hoảng 2007-2009
    Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động và Việc làm


    Dự án TCTK /IRD-DIAL


    Giới thiệu


    Năm 2007, Tổng cục Thống kê (TCTK) triển khai chương trình nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu
    Phát triển Pháp (IRD) nhằm thu thập số liệu và phân tích về khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam.
    Từđó có hai loại cuộc điều tra liên quan được thực hiện năm 2007 bao gồm Điều tra lao động Việc làm
    (ĐT LĐ&VL) Quốc gia và điều tra chuyên biệt về khu vực phi chính thức. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam
    Điều tra Lao động và Việc làm cho phép phân loại số liệu lao động theo khu vực thể chế và phân tách
    riêng số liệu về khu vực phi chính thức. Hai cuộc điều tra chuyên biệt thực hiện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí
    Minh (điều tra HB&IS2007) được gắn kết với Điều tra lao động Việc làm 2007 nhằm tìm hiểu thêm vềđặc
    tính của các hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) nói chung và đặc biệt là của khu vực kinh tế phi chính thức.
    Số liệu thu được từ các cuộc điều tra này được phân tích chi tiết và các kết quảđược xuất bản dưới dạng
    sách chuyên khảo (xem Cling và cộng sự, 2010a). Hai năm sau những kết quả thành công, các cuộc điều
    tra được tiếp tục thực hiện với những mục tiêu mới nhằm củng cố phương pháp luận và đánh giá những tác
    động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến thị trường lao động nói chung và đặc biệt là đến khu vực kinh tế
    phi chính thức. Cuối năm 2009, Điều tra Lao động Việc làm lại được thực hiện ở cấp độ quốc gia và bao
    gồm thông tin về khu vực kinh tế phi chính thức nhằm hỗ trợ cho dự án. Bên cạnh đó điều tra HB&IS lại
    được triển khai lặp lại ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh dựa trên hai mẫu bao gồm: mẫu điều tra lặp
    đối với các hộ SXKD đã được điều tra năm 2007; mẫu các hộ SXKD mới được điều tra lần đầu năm 2009.


    Báo cáo này trình bày những phát hiện chính cả về mặt phương pháp luận và khía cạnh phân tích thu được
    từ hai lần thực hiện cuộc Điều tra Lao động Việc làm về phương diện thị trường lao động và khu vực kinh
    tế phi chính thức ở Việt Nam. Phân tích tập trung vào những biến động của của các chỉ số cơ bản của thị
    trường lao động, với tiêu điểm là về biến động của khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính
    thức giữa hai năm 2007 và 2009 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đây là lần đầu tiên ở Việt
    Nam kết quảđiều tra cho phép đo lường chính xác sự biến động của khu vực kinh tế phi chính thức và
    kiểm chứng cho các kết quảước tính đã được công bố. Trong phần kết luận là một số gợi ý từ những phát
    hiện về phương diện thiết kếđiều tra và các chính sách kinh tế. Kết quả của báo cáo tóm lược này có thể
    được bổ sung bằng phân tích về sự năng động của khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà Nội và TP. Hồ chí
    Minh trong một bài viết cùng chủđề dựa vào số liệu cuộc điều tra HB&IS năm 2007 và 2009 (Demenet
    và cộng sự, 2009).


    Cũng như các quốc gia khác ở châu Á, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng thế giới và
    nhịp tăng trưởng kinh tếđã chậm lại. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam từ mức 8,5%
    trong giai đoạn 2004-2007 đã giảm xuống còn 6,5% năm 2008 và 5,3% năm 2009. Mặc dù có ảnh hưởng
    sâu rộng nhưng tác động của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam dường như không rộng nhưđối với các
    quốc gia khác trong khu vực. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong số các quốc gia châu Á không
    rơi vào tình trạng suy thoái vào năm 2009. Có ba yếu tố chính có thể giải thích cho việc Việt Nam ít chịu
    ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu bao gồm: thứ nhất, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu,
    Việt Nam đã chịu tác động của một cuộc khủng hoảng tài chính từđầu năm 2008 và đã đối phó với cuộc
    khủng hoảng thông qua việc thực hiện các công cụđiều chỉnh; thứ hai, nền kinh tế Việt Nam vẫn bao gồm
    bộ phận chủ yếu thuộc về nông thôn (khu vực nông nghiệp cung cấp 50% việc làm) do vậy ít chịu ảnh
    hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu hơn so với các nền kinh tế phát triển hơn ở châu Á; cuối cùng, các
    số liệu dựa trên doanh thu xuất khẩu cho thấy, trái ngược với tình trạng ở các quốc gia châu Á khác, xuất
    khẩu của Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tăng trong năm 2009 và điều này là do sự kết hợp của những hiệu
    ứng về giá cả (đặc biệt là sự tăng giá gạo) và năng lực cạnh tranh.


    3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...