Tiến Sĩ Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
    1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến thị trường lao động 7
    1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến thị
    trường lao động19
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG23
    2.1. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của thị trường lao động 23
    2.2. Các yếu tố, nội dung và xu hướng phát triển của thị trường lao động 40
    2.3. Kinh nghiệm một số tỉnh của Việt Nam về phát triển thị trường lao
    động có thể vận dụng vào phát triển thị trường lao động ở tỉnh
    Thái Nguyên
    Chương 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 74
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Nguyên có ảnh
    hưởng đến thị trường lao động74
    3.2. Tình hình thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004
    đến năm 2013
    3.3. Đánh giá chung về thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên từ năm
    2004 đến năm 2013
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
    LAO ĐỘNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
    4.1. Dự báo về thị trường lao động và phương hướng phát triển thị
    trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
    4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường lao động ở
    tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
    KẾT LUẬN147
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO157
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thị trường lao động (TTLĐ) là một thị trường đặc biệt vì đối tượng mua bán
    là hàng hoá sức lao động (HHSLĐ). Đây là một yếu tố "đầu vào" không thể thiếu
    được của quá trình sản xuất để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi
    ngày càng cao của xã hội. Hơn thế nữa, sức lao động (SLĐ) còn là một nguồn lực
    quan trọng quyết định đến năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh
    doanh (SXKD). Vì vậy, các quốc gia phát triển đặc biệt quan tâm đến người lao động,
    tạo ra những điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi và mức tiền công cao để thu
    hút lao động, nhất là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi từ nước
    ngoài, làm xuất hiện tình trạng "chảy máu chất xám" ở các nước đang phát triển.
    Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
    bao cấp, mọi sản phẩm được làm ra đều do Nhà nước giao chỉ tiêu, quản lý và phân
    phối đến tận người dân, không thừa nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ, nghiêm cấm
    mọi hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá trên thị trường. Theo đó, SLĐ cũng không
    được coi là hàng hoá, TTLĐ không được hình thành, mọi quan hệ lao động đều
    thông qua hình thức tuyển dụng, sắp xếp vào biên chế nhà nước, tiền lương của
    người lao động được hưởng từ ngân sách nhà nước theo thang bậc lương quy định
    của nhà nước. Hệ quả là làm người lao động không có động lực cố gắng làm việc
    chuyên tâm, sáng tạo mà dựa dẫm, trông chờ vào nhà nước, đây là một nguyên nhân
    chủ yếu dẫn đến tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy thoái và khủng hoảng kinh tế - xã
    hội ở nước ta.
    Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta diễn ra và đã
    hoạch định được đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, sâu sắc và triệt để,
    chuyển đổi căn bản mô hình kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá
    nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo
    định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong
    đó đã thừa nhận SLĐ là hàng hoá và TTLĐ được hình thành, từng bước phát triển,
    cầu về lao động ngày càng tăng, cung về lao động chất lượng ngày càng cao, đáp
    ứng được nhu cầu TTLĐ. Hiện nay, phát triển TTLĐ ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế,
    đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng bằng những chủ trương, chính sách,
    biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp. Do đó, quá trình hình thành và phát tri ển



    TTLĐ nước ta đã mang lại những thành tựu đáng kể như: Thúc đẩy tăng trưởng
    kinh tế, nâng cao năng suất lao động, mở rộng SXKD, thu hút nhiều đầu tư nước
    ngoài, tạo nhiều việc làm, giải quyết lao động dư dôi, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
    GD&ĐT từng bước hướng vào nhu cầu thực tế của TTLĐ, trình độ chuyên môn
    kỹ thuật, kỹ năng của người lao động được nâng cao, tiền công, tiền lương và thu
    nhập ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần người lao động không ngừng
    được cải thiện.
    Tuy nhiên, thực trạng TTLĐ nước ta nói chung và TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên
    nói riêng vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, còn nhiều bất cập, hạn
    chế như: sức cầu về lao động còn thấp; cung về lao động chưa đảm bảo chất lượng;
    mất cân đối giữa cung - cầu lao động; giá cả SLĐ thấp nên chưa đáp ứng được tái
    sản xuất SLĐ; hệ thống cơ chế, chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, bám sát thực
    tế; các trung gian TTLĐ hoạt động còn kém hiệu quả. Đây là một nguyên nhân gây
    cản trở đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiềm ẩn những nhân tố bất ổn về chính trị -
    xã hội. Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Thị trường lao động ở tỉnh
    Thái Nguyên" làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị là cần
    thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1.Mục đích nghiên cứu
    Phân tích, đánh giá thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những điểm
    mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân của nó, đề xuất phương hướng và giải
    pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Hệ thống hoá cơ sở lý luận về TTLĐ dưới góc độ kinh tế chính trị với các khía
    cạnh: Quan niệm về thị trường, TTLĐ; đặc điểm TTLĐ; vai trò TTLĐ đối với phát triển
    kinh tế - xã hội; các yếu tố cấu thành TTLĐ; nội dung phát triển TTLĐ
     
Đang tải...