Luận Văn Thị trường dệt may Việt Nam và Thế Giới trong thời gian qua

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thị trường dệt may VN và Thế Giới trong thời gian qua


    LỜI MỞ ĐẦU


    Đến bây giờ người ta mới thấy việc đặt tên cho sản phẩm hoặc công ty của mình là quan trọng đén nhường nào. ở các nước Châu Âu người ta đã nghiên cứu cả cách đặt tên cho convới mong muốn cái tên đó sẽ đem lại sự giỏi giangvà thành đạt còn nhiều công ty ở nước ngoài khi tìm kiếm đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm thường thuê hẳn chuyên gia.

    Nhưng người ta bắt đầu quan tâm đến thường hiệu từ bao giờ vậy?

    Vào thập niên những năm 80 cuộc tranh giành nhãn hiệu sữa ông thọđình đám có lẽ đã thức tỉnh nhiều doanh nghiệp về tầm quan trọng của một cái tênmà công chúng thừa nhận quan trọng như thế nào, tuy lúc này cũng ít người quan tâm. Nhưng bây giờ người ta giành giật nhau chiếm hữu những cái tên”Đẹp”, “có giá”,người ta kiện nhau cũng vì cái tên. đã đến lúc người ta nghiệm ra rằng cái tên cho sản phẩm ngày nay không những nghe được mà còn có thể bán được.sau khi hiệp định thương mai Việt-Mỹ được ký kết, Việt Nam gia nhập AFTA, Thương hiệu đã trở thành một vấn đề nóng hổi khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế quốc tế bởi vì thế kỷ thứ 21 là thế kỷ người ta cạnh tranh nhau không chỉ vì chất lượng sản phẩm, giá cả, các dịch vụ mà là cạnh tranh thương hiệu.

    Nghành Dệt May đang được xem là một trong những nghành công nghiệp mũi nhọn, với những lợi thế mà các ngành khác không có được như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút được nhiều lao động đặc biệt đây là nghành có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường cũng như thị trường nước ngoài, đặc biệt là xuất khẩu. Tuy nhiên như bất kỳ một mặt hàng nào khác, muốn xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dệt may mà nhất là may Việt Nam sẽ mãi chỉ là ”may gia công”. Hiện nay khi phần lớn các sản phẩm của nghành chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới, thì cách tốt nhất để xâm nhập thị trường nước ngoài là mua bằng sáng chế nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài để sản xuất ra các sản phẩm có giá thành rẻ hơn, để có thể xâm nhập vào thị trường nước ngoài bằng sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam”.


    PHẦN I. THƯƠNG HIỆU - TÀI SẢN CỦA CÔNG TY, SỨC MẠNH CẠNH TRANH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HIỆN NAY.

    I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU HÀNG HOÁ.

    1.Nhãn hiệu (Entiquette) là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng màu sác được truyền đạt qua kênh thị giác dùng để xác nhận sản phẩm này với sản phẩm khác và để phân biệt của sản phẩm mình đối với đối thủ cạnh tranh

    Thương hiệu là những nhãn hiệu trong lĩnh vực kinh doanh mang tính chất phấp lý. Thương hiêu có thể nhượng bán

    2.Các quyết định của công ty về Nhãn hiệu- Thương hiệu hàng hoá

    3.Vai trò vị trí của Nhãn hiệu trong kinh doanh

    - Khẳng định vị trí,tên tuổi, danh tiếng của doanh nghiệp trên thương trườnggiúp doanh nghiệp có thể đưa hàng của mình thâm nhập thị trường nước ngoài qua đó có thể mở rộng thị trường

    - Uy tín của thươnghiệu chính là điểm mấu chốtgiữ vững thị phần. Một doanh nghiệp thành đạt hay không phải thể hiện được trình độ tăng trưởngvà lợi nhuận,mức đóng góp cho ngân sách nhà nước

    - Thuận lợi hơn trong kinh doanh :

    + Qua việc ghi nhãn hàng hoá doanh nghiệp có thể giới thiệu hàng mình bán và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người muađẩy mạnh xúc tiến thương mại, cung cấp đầy đủ minh bạch chi tiết các thông tin về hàng hoá cho những người cần tim hiểu

    + Phù hợp với việc hội nhập kinh tế thương mai thế giới

    + Nhãn hàng còn có tác dụng chống hàng giả


    4.Các bước trong tiến trình xây dựng Nhãn Hiệu- Thương Hiệu cho một công ty

    - Xác định các yếu tố của thương hiệu như: tên gọi, lôgô,kiểu dáng, câu slogan

    - Thiết lập chương trình maketing để hỗ trợ: bao gồm 4 chiến lược về sản phẩm giá cả phân phối và tiếp thị.

    - Tận dụng tất cả các yếu tố phối hợp hỗ trợ như:uy tín của công ty , hệ thống phân phối , thương hiệu trước đó đã có vị thế .

    - Bước kế tiếp cũng không kém phần quan trọng là doanh nghiệp cần tiến hành định vị cho thương hiệu. Nói cho dễ hiểu định vị thương hiệu chính làtổng hợp tất cả các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu một vị trí trong nhận thức của khách hàng (so với đối thủ cạnh tranh).

    III.THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM HIỆN NAY.

    1.Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu

    - Còn nhiều doanh nghiệp việt nam chưa quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, chưa xem thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp . Đó là nhận định chung của các chuyên gia tham gia hội thảo với chủ đề trao đổi kinh nghiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu do câu lạc bộ hàng việt nam chất lương cao (CLBHVNCLC)tổ chức mới đây tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Kết quả cuộc điều tra mới đây do sở thương mại thành phố phối hợp với CLBHVNCLC tiến hành đối với 500 doanh nghiệp cho thấy.

    + Chỉ có 30% doanh nghiệp nghĩ rằng thương hiệu sẽ giúp họ bán hàng được giá hơn

    + 50% doanh nghiệp chưa hề có bộ 0phận chuyên trách về tiếp thị thương hiệu , các hoạt động quảng bá chủ yếu do ban giám đốc quyết định.

    + Gần80% doanh nghiệp chưa có chức danh nào cho việc quản lý về thương hiệu.

    + 20% chưa hề đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu.

    + Trên 70% chỉ đầu tư với mức trong khoảng từ 2,6-5,2% doanh thu cho việc quảng bá thương hiệu.

    - Trong số những doanh nghiệp được diều tra , những doanh nghiệp tự xây dựng thương hiệu chủ yếu chỉ thực hiện dưới hai hình thức là quảng cáo và đăng ký thương hiệu , hầu hết các doanh nghiệp không muốn sử dụng hết các lực lượng chuyên nghiệp bên ngoài cho việc xây dựng quảng cáo thương hiệu vì sợ bị tiết lộ thông tin

    2. Mất nhãn hiệu hàng Việt Nam.

    - Giới doanh nhân cả nước đang hết sức bàng hoàng trước hiện tượng một số thương hiệu hàng hoá đang bị mất nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của doanh nghiệp việt nam bị chính các đối tác nước ngoài chiếm đoạt bằng cách đăng ký trước nhãn hiệu với cơ quan bảo hộ sở hữu đối với công nghiệp ở nước ngoài

    - Điều đáng lo ngại là xu hướng”chiếm đoạt” nhãn hiệu của các doanh nghiệp việt nam đang ngày càng gia tăng và chủ yếu tập trung ở một số thị trường mà hàng việt nam chiếm thị phần khá lớn, quen thuộc với khách hàng và được người tiêu dùng tín nhiệm.

    - Việc mất nhãn hiệu sẽ gây tổn hại trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp việt nam buộc họ phải từ bỏ thị trường đó hoặc phải mất công gây dựng lại một nhãn hiệu khác để thâm nhập lại thị trường hoặc nếu còn muốn giành lại nhãn hiệu của mình các doanh nghiệp sẽ phải theo đuổi các vụ kiện tụng quốc tế cực kỳ tốn kém mà phần thắng hết sức mong manh.

    PHẦN II. THỊ TRƯỜNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI GIAN QUA.

    I.THỊ TRƯỜNG DỆT MAY THẾ GIỚI

    1.Xu hướng sản xuất và tiêu thụ:

    - Với dân số trên 6 tỷ người thế giới là thị trường tiêu thụ rất nhiều sản phẩm nghành dệt may. Cùng với thu nhập của thế giới tăng lên nhu cầu ăn mặc mua sắm tănglên ngoài ra hoạt động thời trang diễn ra mang tính chất xuyên quốc gia sẽ là cơ hội để nghành dệt may phát triển rất mạnh trong thời gian tới. Con người lại có xu hướng quay về với thiên nhiên. Do vây, những sản phẩm dệt may có xuất xứ từ thiên nhiên như tằm tơ lanh, thổ cẩm sẽ là những sản phẩm được người tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...