Tài liệu Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản - thực trạng và tiềm năng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản - thực trạng và tiềm năng

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu . 1
    Chương I. Lư luận chung về thị trường bản chất chức năng và vai tṛ của thị trường 2
    1. Bản chất của thị trường . 2
    2. Chức năng của thị trường 2
    3. Vai tṛ của thị trường 4
    Chương II. Cơ cấu, chức năng và đặc điểm của thị trường thuỷ sản . 6
    I. Cơ cấu, chức năng của thị trường thuỷ sản . 6
    II. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản . 7
    1. Độ cận biên thị trường và giá cả sản phẩm thuỷ sản . 8
    2. Sự h́nh thành giá cả theo thời vụ 9
    3. Tính độc quyền của thị trường thuỷ sản 10
    4. Thị trường sản phẩm trong nước c̣n mang tính nhỏ, lẻ 11
    Chương III. Thị trường sản phẩm thuỷ sản thực trạng và tiềm năng 12
    I. Thị trường nội địa 12
    1. Cung - cầu và giá của các sản phẩm thuỷ sản trong nước . 12
    2. Những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường thuỷ sản nội địa . 18
    3. Những tiềm năng của thị trường thuỷ sản nội địa 19
    II. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam . 20
    1. Thị trường các nước Châu Á 20
    2. Thị trường EU . 21
    3. Thị trường Mỹ . 22
    III. Một số nhận xét và đánh giá về thực trạng và tiềm năng 24
    1. Khai thác hải sản . 24
    2. Chế biến và dự trữ . 26
    3. Tiêu thụ sản phẩm . 26
    Kết luận 28
    Tài liệu tham khảo . 29

    LỜI MỞ ĐẦU
    Thuỷ sản là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm thuỷ sản là một mặt hàng vô cùng thân thuộc không chỉ đối với người dân Việt Nam mà c̣n là một phần tất yếu trong mỗi bữa ăn của người dân các nước khác trên thế giới. Chính v́ vậy mà việc làm thế nào để phát triển ngành thuỷ sản không chỉ là công việc của những nhà nghiên cứu kinh tế mà c̣n là mối quan tâm chung của cả cộng đồng.
    Người ta nói rằng, thị trường đầu ra của sản phẩm chính là bộ mặt, là thước đo đánh giá tŕnh độ phát triển của ngành hàng nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vậy, để đánh giá đúng vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân, ta phải t́m hiểu và phân tích thật tỉ mỉ về thị trường đầu ra cho sản phẩm của nó.
    Ở Việt Nam, tuy ngành thuỷ sản xuất hiện từ rất sớm nhưng việc phân phối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng c̣n nhiều bất cập. Không phải bất cứ người dân nào cũng được dùng những sản phẩm thuỷ sản tươi, ngon, bổ, phù hợp với túi tiền của ḿnh, trong khi đó người sản xuất, đôi khi lại không tiêu thụ được sản phẩm ḿnh làm ra, để nó bị hư hỏng một cách rất lăng phí. Giải pháp hiệu quả của vấn đề này, đó là làm thế nào để khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ một cách hợp lư nhất từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp giúp ngành thuỷ sản phát triển góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế của cả nước.
    Đó cũng là lư do v́ sao em chọn cho ḿnh đề tài của Đề án chuyên ngành là:Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản - thực trạng và tiềm năng
    Kết cấu đề tài gồm ba chương.
    Chương I : Lư luận chung về thị trường.
    Chương II : Cơ cấu chức năng và đặc điểm của thị trường thuỷ sản.
    Chương III: Thị trường sản phẩm thuỷ sản – thực trạng và tiềm năng.


    CHƯƠNG I:
    LƯ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ VAI TR̉ CỦA THỊ TRƯỜNG.
    1- Bản chất của thị trường.
    Về bản chất thị trường là lĩnh vực trao đổi mà thông qua đó người bán và người mua có thể trao đổi sản phẩm, dịch vụ cho nhau tuân theo các quy luật kinh tế hàng hóa.
    Nh­ vậy, ta có thể hiểu thị trường được biểu hiện trên ba nét lớn sau:
    - Thị trường là lĩnh vực trao đổi được tổ chức theo quy luật kinh tế hàng hoá nh­: quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh
    - Thị trường là sự trao đổi ngang giá và tự do đối với sản phẩm làm ra; gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phải phục tùng nhu cầu tiêu dùng.
    - Một thị trường cân đối th́ giá cả của nó phải phản ánh chí phí sản xuất xă hội trung b́nh, do đó buộc người sản xuất phải giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
    2- Chức năng của thị trường.
    a- Cơ cấu của thị trường.
    Cơ cấu tổ chức của thị trường gồm các nhóm chủ thể kinh tế với chức năng riêng biệt của nó trong hệ thống thị trường.
    Các nhóm chủ thể kinh tế này có quan hệ với nhau thông qua dây chuyền Marketinh sau:
    Người sản xuất - Người bán buôn - Người chế biến - Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
    Mỗi mắt xích hay mỗi nhóm chủ thể trong dây chuyền Marketinh trên có một chức năng riêng biệt trong hệ thống thị trường:
    + Người sản xuất: Người sản xuất bao gồm các doanh nghiệp, công ty sản xuất, hợp tác xă, hộ gia đ́nh, trang trại có chức năng tạo ra sản phẩm trên cơ sở sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất, tạo ra giá trị mới bổ sung vào giá trị cũ được chuyển từ các yếu tố đầu vào.
    + Người bán buôn: Người bán buôn gồm các doanh nghiệp thương mại, hợp tác xă thương mại, hộ gia đ́nh có chức năng đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người chế biến và do phải thu gom, bảo quản, sơ chế .nên tạo thêm giá trị mới bổ sung vào sản phẩm làm tăng giá trị sản phẩm.
    + Người chế biến: Người chế biến cũng bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xă, hộ gia đ́nh có chức năng chế biến sản phẩm từ dạng thô sang sản phẩm có tính công nghiệp làm chất lượng sản phẩm tăng thêm và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do phải chi phí cho chế biến làm cho giá trị sản phẩm tăng thêm.
    + Người bán lẻ: Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp, đơn vị tập thể, tư nhân có chức năng đưa sản phẩm từ nơi chế biến đến người tiêu dùng cuối cùng. Do phải chi phí cho hoạt động thương mại do đó làm cho giá trị sản phẩm tăng thêm.
    + Người tiêu dùng: Người tiêu dùng là tất cả các thành viên trong xă hội có chức năng hoàn trả toàn bộ chi phí từ khâu sản xuất đến khâu dịch vụ cuối cùng của quá tŕnh sản xuất và tiêu dùng.
     
Đang tải...