Tiểu Luận Thị trường Chứng khoán Việt Nam - Thực trạng, Một số vấn đề về Quản lý và các Giải pháp nhằm thúc đẩ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thị trường Chứng khoán Việt Nam - Thực trạng, Một số vấn đề về Quản lý và các Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển tất yếu của TTCKVN

    Lời mở đầu

    Để góp phần tiếp tục thực hiện đường lối Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng Kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho việc đầu tư và phát triền. Việc xây dựng Thị trường Chứng khoán ở Việt Nam đã trở thành một nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế. Điều này đã được khẳng định trong Nghị Quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng : " .phát triển Thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng Thị trường Chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước ".
    Vào cuối tháng 07 năm nay, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán ( TTGDCK ) đầu tiên của nước ta đã khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này là hoàn toàn bình thường và tất yếu, song đối với nước ta, nó lại có ý nghĩa trên nhiều mặt. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi nền Kinh tế đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, (có cả những khó khăn chưa từng gặp trong 15 năm đổi mới vừa qua), ý nghĩa đó càng được nhân lên gấp bội.
    Với đề tài : "Thị trường Chứng khoán Việt Nam - Thực trạng, Một số vấn đề về Quản lý và các Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển tất yếu của TTCKVN", Đề án môn học này muốn đưa ra một số vấn đề về hoạt động Quản lý Kiểm soát và các Giải pháp khác nhằm định hướng cho Thị trường Chứng khoán phát triển một cách mạnh mẽ, đúng hướng và phù hợp với các điều kiện của nền Kinh tế Việt Nam .
    Trong điều kiện về mặt thời gian, tài liệu tham khảo và khả năng phân tích lý luận còn rất hạn chế, đặc biệt đây là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam, do vậy chắc chắn bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót và khá nhiều vấn đề bất cập, nhưng đây mới chỉ là bài viết sơ bộ. Rất mong sự quan tâm góp ý, chỉ bảo của Thầy giáo và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn.
    Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và hướng dẫn chu đáo của Thầy giáo GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, trưởng bộ môn Quản lý Xã hội, Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân .
     
Đang tải...