Tiến Sĩ Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU1
    1.1. Công cụ phái sinh 11
    1.1.1. Lịch sử hình thành công cụ phái sinh11
    1.1.2. Khái niệm13
    1.1.3. Phân loại15
    1.1.3.1. Công cụ kỳ hạn16
    1.1.3.2. Công cụ tương lai18
    1.1.3.3. Công cụ hoán đổi21
    1.1.3.4. Công cụ quyền chọn23
    1.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của các công cụ phái sinh trong nền kinh tế 26
    1.1.4.1. Ưu điểm26
    1.1.4.2. Nhược điểm30
    1.2. Thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối32
    1.2.1. Khái niệm32
    1.2.1.1. Thị trường công cụ phái sinh32
    1.2.1.2. Thị trường công cụ phái sinh ngoại hối34
    1.2.2. Phân loại thị trường công cụ phái sinh ngoại hối 34
    1.2.2.1. Theo tính chất tập trung 34
    1.2.2.2. Theo các loại công cụ phái sinh35
    1.2.3. Các loại giao dịch trên thị trường công cụ phái sinh ngoại hối35
    1.2.3.1. Giao dịch kỳ hạn ngoại hối35
    1.2.3.2. Giao dịch tương lai ngoại hối36
    1.2.3.3 Giao dịch hoán đổi ngoại hối36
    1.2.3.4. Giao dịch quyền chọn ngoại hối37
    1.2.4. Giá cả công cụ phái sinh ngoại hối39
    1.2.4.1. Định giá hợp đồng kỳ hạn ngoại hối39
    1.2.4.2. Định giá hợp đồng tương lai ngoại hối40
    1.2.4.3. Định giá hợp đồng hoán đổi ngoại hối40
    1.2.4.4. Định giá hợp đồng quyền chọn ngoại hối40
    1.2.5. Các chủ thể tham gia thị trường công cụ phái sinh ngoại hối42
    1.2.5.1. Theo mục đích sử dụng công cụ phái sinh42
    1.2.5.2. Theo tính chất hoạt động của chủ thể43
    1.2.6. Cách thức giao dịch trên thị trường công cụ phái sinh ngoại hối43
    1.3. Các điều kiện phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối44
    1.3.1. Nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối44
    1.3.2. Tài sản cơ sở45
    1.3.3. Những cơ sở pháp lý cho các giao dịch phái sinh ngoại hối46
    1.3.4. Điều kiện vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực48
    1.3.5. Các công cụ phái sinh ngoại hối49
    1.4. Sự cần thiết phải phát triển thị trường công cụ phái sinh trong điều kiện hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế nói chung và ngoại hối nói riêng tại Việt Nam50
    1.4.1. Trào lưu hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam 50
    1.4.2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trong điều kiện hội nhập52
    1.4.2.1. Là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thỏa mãn nhu cầu về ngoại tệ và phòng vệ rủi ro tỷ giá52
    1.4.2.2. Là công cụ hữu hiệu giúp các ngân hàng thương mại cân đối trạng thái ngoại hối và hạn chế rủi ro khi lãi suất và tỷ giá biến động53
    1.4.2.3. Là công cụ giúp hoàn thiện chức năng của thị trường ngoại hối 54
    Tổng kết chương 155
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM56
    2.1. Thực trạng phát triển thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới56
    2.1.1. Thực trạng về thị trường công cụ phái sinh 56
    2.1.1.1. Thị trường tập trung57
    2.1.1.2. Thị trường phi tập trung58
    2.1.2. Thực trạng về thị trường công cụ phái sinh ngoại hối60
    2.1.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch phái sinh ngoại hối61
    2.1.2.2. Quy mô thị trường và doanh số giao dịch63
    2.1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường ngoại hối66
    2.1.3. Đánh giá về thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới72
    2.1.3.1. Những kết quả đạt được72
    2.1.3.2. Những hạn chế73
    2.2. Thị trường công cụ phái sinh ngoại hối của một số nước74
    2.2.1. Nhật Bản74
    2.2.1.1. Thị trường công cụ phái sinh tập trung74
    2.2.1.2. Thị trường công cụ phái sinh phi tập trung76
    2.2.2. Ấn Độ76
    2.2.2.1. Thị trường công cụ phái sinh tập trung77
    2.2.2.2. Thị trường công cụ phái sinh phi tập trung79
    2.2.3. Trung Quốc81
    2.2.3.1. Thị trường công cụ phái sinh tập trung81
    2.2.3.2. Thị trường công cụ phái sinh phi tập trung82
    2.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam83
    2.3. Thực trạng phát triển thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam85
    2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối85
    2.3.1.1. Thị trường công cụ phái sinh kỳ hạn86
    2.3.1.2. Thị trường công cụ phái sinh hoán đổi91
    2.3.1.3. Thị trường công cụ phái sinh quyền chọn94
    2.3.2. Thực trạng thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam97
    2.3.2.1. Tỷ trọng và tốc độ tăng của thị trường công cụ phái sinh ngoại hối97
    2.3.2.2. Các công cụ phái sinh ngoại hối đang được các NHTM cung cấp 100
    2.3.2.3. Cơ cấu doanh số giao dịch phái sinh ngoại hối101
    2.3.3. Đánh giá về thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam106
    2.3.3.1. Những kết quả đạt được106
    2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân107
    Tổng kết chương 2110
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM 111
    3.1. Dự báo quy mô và xu hướng phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối111
    3.1.1. Dự báo quy mô phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới và Việt Nam111
    3.1.1.1. Dự báo quy mô thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới 111
    3.1.1.2. Dự báo quy mô thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam 113
    3.1.2. Các xu hướng chính trong phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới113
    3.1.2.1 Thị trường công cụ phái sinh ngoại hối phi tập trung vẫn sẽ là trung tâm của thị trường phái sinh ngoại hối toàn cầu113
    3.1.2.2. Xu hướng hợp nhất các thị trường công cụ phái sinh114
    3.1.2.3. Xu hướng tiêu chuẩn hóa sản phẩm trên thị trường công cụ phái sinh116
    3.2. Quan điểm phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam116
    3.3. Phân tích các điều kiện phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam118
    3.3.1. Nhu cầu sử dụng hợp đồng phái sinh118
    3.3.2. Tài sản cơ sở121
    3.3.3. Cơ sở pháp lý cho hoạt động phái sinh122



    3.3.4. Điều kiện vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực124
    3.3.5. Các công cụ phái sinh125
    3.3.6. Đánh giá các điều kiện phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam126
    3.4. Các giải pháp nhằm phát triển thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam128
    3.4.1. Đối với các Ngân hàng thương mại129
    3.4.1.1. Các Ngân hàng thương mại cần chú trọng việc quảng bá và giới thiệu các công cụ phái sinh đến các doanh nghiệp129
    3.4.1.3 Ngân hàng thương mại cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực134
    3.4.1.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin135
    3.4.1.5 Các Ngân hàng thương mại cần tăng cường quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối136
    3.4.1.6 Đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng liên quan đến ngoại tệ137
    3.4.2. Đối với các doanh nghiệp138
    3.4.2.1. Các doanh nghiệp sử dụng cần chủ động và tích cực tìm hiểu về các công cụ phái sinh 138
    3.4.2.2. Cần thay đổi quan niệm về “lỗ” trên thị trường công cụ phái sinh1383.5. Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam139
    3.5.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước138
    3.5.1.1. Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh138
    3.5.1.2. Ngân hàng Nhà nước nên đẩy nhanh việc nới rộng biên độ giao động và tiến đến áp dụng chế độ tỷ giá, lãi suất linh hoạt và tự do143
    3.5.1.3. Xây dựng hành lang quản lý rủi ro về trạng thái ngoại hối mở145
    3.5.1.4. Nghiên cứu áp dụng hợp đồng khung ISDA và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán về các nghiệp vụ phái sinh145
    3.5.2. Về phía Hiệp hội ngân hàng và doanh nghiệp146
    3.5.2.1. Làm cầu nối tổ chức các hội thảo và đào tạo chuyên đề146
    3.5.2.2 Hỗ trợ và phối hợp với các NHTM nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà đầu tư về sử dụng công cụ phái sinh147
    3.5.2.3 Hỗ trợ cung cấp thông tin và số liệu thống kê cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu độc lập147
    Tổng kết chương 3148
    KẾT LUẬN149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO152
    PHỤ LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Các công cụ phái sinh (derivatives) là một công cụ tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản khác (Hull, 2012). Trên thế giới các công cụ phái sinh manh nha hình thành từ rất lâu, nhưng vào khoảng những những 1970, các công cụ này bắt đầu trở nên phổ biến và có những bước phát triển mạnh mẽ cho đến nay. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS năm 2013, giá trị giao dịch của thị trường phi tập trung đạt 710.182 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với quy mô thị trường tập trung với 64.627,8 tỷ USD. Thị trường công cụ phái sinh được đánh giá là thị trường hoạt động nhộn nhịp nhất trên thế giới với doanh số giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày. Chỉ tính riêng thị trường ngoại hối, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày năm 2013 đã đạt 6.671 tỷ USD, chiếm gần 19% doanh số toàn thị trường.
    Công cụ phái sinh ra đời trước hết nhằm mục đích quản trị rủi ro về giá Trong giai đoạn đầu khi mới xuất hiện, tài sản cơ sở của các hợp đồng phái sinh chủ yếu là hàng nông sản như gạo, ngô, bông, . và mục đích đầu tiên của các công cụ phái sinh là nhằm phòng ngừa rủi ro về biến động giá của các tài sản cơ sở này. Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, ngày nay hàng hóa cơ sở của các giao dịch phái sinh đã trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều, từ nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất như dầu mỏ, thép, kim loại màu, bông, . đến các sản phẩm trên thị trường tài chính như ngoại tệ, chứng khoán, chỉ số chứng khoán, lãi suất . Do vậy, các công cụ phái sinh có thể được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh chênh lệch giá, đầu tư và cả mục đích đầu cơ. Ngoài ra, các công cụ phái sinh được giao dịch trên thị trường là nguồn thông tin hiệu quả hình thành giá của tài sản cơ sở. Khi các công cụ phái sinh được giao dịch trên thị trường sẽ hình thành các mức giá của chính các công cụ này và trở thành nguồn thông tin hiệu quả trong việc xác định giá của tài sản cơ sở. Tính thanh khoản và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh trên thế giới rất lớn nên khó để một thế lực kinh tế nào có thể thao túng giá nên các thông tin giá cả của thị trường rất đáng tin cậy, từ đó sẽ giúp nền kinh tế giúp cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, công cụ phái sinh giúp tăng cường hiệu quả của thị trường tài chính nói chung thông qua việc các bên tham gia thị trường có cơ hội tiếp cận thông tin một cách công bằng, ngăn chặn được tình trạng độc quyền hay lũng đoạn giá. Đấy cũng là lý do vì sao 92% trong số 500 công ty lớn nhất thế giới đã sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro về giá (Deutsche Borse AG, 2008) và nhiều nước trên thế giới đã ban hành nhiều chính sách và các quy định nhằm quản lý và phát triển các giao dịch này. Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố về giá cả, tỷ giá, lãi suất sẽ biến động nhiều hơn theo quy luật cung cầu và do vậy các rủi ro sẽ xẩy ra nhiều hơn. Khi mà các rủi ro về biến động giá có thể xẩy đến bất cứ lúc nào với các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các công cụ phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với những nhà đầu tư.
    Trong khi đó tại Việt Nam, khái niệm công cụ phái sinh chưa thực sự phổ biến và nhiều nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ về các công cụ này. Một số người cho rằng, các công cụ phái sinh chỉ toàn mang đến lợi ích như: bảo hiểm rủi ro về giá hàng hóa, công cụ để đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng, tham gia thị trường này giống như đánh bạc, chủ yếu là nhờ vào vận may. Tại Việt Nam thị trường công cụ phái sinh hầu như chưa phát triển, mới chỉ manh nha hình thành ở một vài tài sản cơ sở như hàng nông sản (cà phê, cao su) và ngoại hối. Đối với hàng nông sản, các giao dịch phái sinh trên thế giới chủ yếu thực hiện qua các sàn giao dịch, nhưng hiện nay Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam mặc dù đã được thành lập từ năm 2010 vẫn chưa thực hiện được vai trò là trung gian cho các nhà sản xuất, xuất khẩu gặp gỡ nhau để thỏa mãn nhu cầu về phòng vệ rủi ro giá cả hàng hóa; cũng chưa trở thành kênh đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư. Các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vẫn phải thực hiện nghiệp vụ phái sinh thông qua các sàn giao dịch hàng hóa lớn của thế giới. Còn đối với những doanh nghiệp có nguồn thu chi bằng ngoại tệ lại gặp phải rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái, do vậy, nếu thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam phát triển, các doanh nghiệp này sẽ được cung cấp đầy đủ các công cụ phòng ngừa rủi ro khi có nhu cầu. Theo Bodnar (2011), khi đối mặt với rủi ro ngoại hối, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 70%).
    Ngược lại, tài sản cơ sở là ngoại hối được giao dịch nhiều trên thị trường phi tập trung nhưng doanh số vẫn còn khá khiêm tốn với các công cụ phổ biến là kỳ hạn và hoán đổi. Một vài công cụ phái sinh khác như quyền chọn ngoại tệ- nội tệ được đưa vào áp dụng thí điểm trong thời gian ngắn và dừng lại cho đến nay. Các doanh nghiệp Việt Nam không có cơ hội để được sử dụng các công cụ quản trị rủi ro ngoại hối hữu hiệu mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang sử dụng. Sự kém phát triển của thị trường công cụ phái sinh là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM và doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình mở cửa và hội nhập vào thị trường tài chính thế giới. Vì vậy, vấn đề phát triển thị trường các công cụ phái sinh Việt Nam hiện nay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
    Như vậy, nếu không phát triển thị trường công cụ phái sinh, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ mất đi cơ hội được sử dụng các công cụ hữu hiệu trong việc phòng ngừa rủi ro về biến động giá cả hàng hóa, biến động tỷ giá và lãi suất như các doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng.
    Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả chọn đề tài “Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến các công cụ phái sinh ngoại hối, phân tích thực trạng phát triển của các thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường này tại Việt Nam.
    Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
    - Hệ thống lại cơ sở lý luận liên quan đến các công cụ phái sinh ngoại hối và thị trường công cụ phái sinh ngoại hối, các điều kiện để phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam.
     
Đang tải...