Thạc Sĩ Thi trắc nghiệm có hỗ trợ của hệ chuyên gia

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Thi trắc nghiệm là hình thức kiểm tra kết quả học tập và trình độ chuyên môn phổ biến hiện nay, tuy nhiên việc thi trắc nghiệm cũng chưa phải hoàn toàn công bằng, chính xác dù rằng các đề thi là những câu hỏi được chọn ngẫu nhiên, bởi vì do sự ngẫu nhiên này mà một thí sinh nào đó có thể nhận được đề thi với số câu hỏi (có thể là tất cả) khó nhiều hơn số câu hỏi dễ và ngược lại. Trong các chương tìrnh thi trắc nghiệm đang tồn tại, các vấn đề như: xác định độ khó của câu hỏi, tỷ lệ số câu khó trong một bài thi, các câu khó cần phải được gợi ý, vấn đề thưởng, phạt khi gặp câu hỏi khó hoặc có dùng gợi ý, trừ đ iểm nếu trả lời sai để hạn chế tình trạng đoán mò đáp án của thí sinh vẫn chưa được nghiên cứu, do đó tôi tiến hành nghiên c ứu đề tài: “Thi trắc nghiệm có hỗ trợ của hệ chuyên gia” nhằm bước đầu nghiên cứu hướng giải quyết các vấn đề nói trên.
    2. Mục đích và nội dung của đề tài

    Hệ chuyên gia là một hệ thống phức tạp, không chỉ dựa vào một người có thể xây dựng được, do đó trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi không có tham vọng xây dựng hệ chuyên gia phục vụ thi trắc nghiệm mà chỉ bước đầu nghiên cứu hướng sử dụng hệ chuyên gia để khắc phục hạn chế trong thi trắc nghỉệm, đưa ra một số cơ sở lý thuyết để phần nào giúp các nhà lập trình có thể dựa vào đó để lập trình hoàn chỉnh ứng dụng trong các kỳ thi trắc nghiệm tại các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó đề tài này cũng giới thiệu sơ lược về thi trắc nghiệm: khái nệi m, các loại câu hỏi trắc nghiệm, các hình thức thi trắc nghiệm, Và trình bày một chương trình đề mô nhỏ nhằm minh họa thuật toán chấm thi trắc nghiệm. Cụ thể:


     Giới thiệu tổng quan về thi trắc nghiệm: Khái nệim, các loại câu hỏi trắc nghiệm, các hình thức thi trắc nghiệm, lợi ích và hạn chế của trắc nghiệm, hướng khắc phục hạn chế.
     Giới thiệu sơ lược về hệ chuyên gia, nghiên cứu cách dùng phương

    pháp chuyên gia để hỗ trợ thêm một số khía cạnh như:

    - Xác đ ịnh độ khó của câu hỏi.

    - Cộng thêm hay trừ bớt điểm dựa vào độ khó, dễ, của câu hỏi.

    - Tỷ lệ câu hỏi khó, dễ trong số các câu hỏi mà thí sinh phải trả lời.

    - Một câu hỏ i khó sẽ được gợi ý như thế nào, Khi dùng gợi ý, điểm

    của câu hỏi sẽ bị trừ bớt bao nhiêu, phụ thuộc vào các tham số nào .

    - Khi trả lời sai sẽ bị trừ điểm ra sao

     Giới thiệu thuật toán s inh đề thi trắc nghiệm và chấm thi trắc nghiệm đồng thời xây dựng một chương trình đề mô nhỏ nhằm minh họa cho thuật toán đã nêu.
    3. Đối tượng nghiên cứu

     Thi trắc nghiệm.

     Cách dùng phương pháp chuyên gia đ ể hỗ trợ thi trắc nghiệm.

    4. Phương pháp nghiên c ứu

     Thu thập tài liệu, đọc và nghiên cứu tài liệu.

     Tìm hiểu hệ chuyên gia, các ứng dụng của nó để đưa ra cách ứng dụng

    trong thi trắc nghiệm.

     Tìm hiểu các lý thuyết thuật toán để xây dựng thuật toán.

     Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình ASP, HTML, hệ quản trị cơ sở dữ liệu

    ACCESS để viết phần mềm đề mô.


    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

     Đưa ra cơ s ở lý thuyết áp dụng hệ chuyên gia trong thi trắc nghiệm.

     Góp phần đưa ra hướng khắc phục các hạn chế trong thi trắc nghiệm hiện nay, giúp các nhà lập trình xây dựng hệ chuyên gia phục vụ thi trắc nghiệm.
    6. Cấu trúc của luận văn

    MỞ ĐẦU.

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TRẮC NGHIỆM.

    CHƯƠNG 2: THI TR ẮC NGHIỆM CÓ HỖ TRỢ CỦA HỆ CHUYÊN GIA. CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TR ÌNH ĐỀ MÔ THI TRẮC NGHIỆM. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO.

    Trước tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới thầy Lê Huy Thập - Tiến sỹ, Nghiên cứu viên chính , Trưởng phòng nghiên cứu, Ủy viên hội đồng khoa học viện Công nghệ thông tin, người đã tận tình
    giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
    Em xin bày tỏ sự biêt ơn của mình tới các thầy, cô trong Viện công

    nghệ thông tin và Khoa công nghệ thông tin - Đại học Thái nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức, phương pháp khoa học và kinh nghiệm cho em trong suốt những năm học vừa qua.
    Em cũng xin cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã

    nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian tiến hành

    nghiên cứu và thực hiện đề tài.

    Trong để tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn để có thể sửa chữa, hoàn thiện trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...