Tiểu Luận THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG BÀI CA DAO Gió đưa cành trúc la đà...

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG BÀI CA DAO Gió đưa cành trúc la đà .​
    Information
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ca dao là thể loại văn học dân gian được các nhà nghiên cứu để tâm đến nhiều bởi giá trị nhiều mặt của nó. Có thể nói, mảnh đất ca dao rộng lớn và sâu sắc nhiều mặt vẫn là khoảng đất rộng rãi và hấp dẫn, đôi khi bí ẩn cho nhưng ai quan tâm, yêu thích vẻ đẹp ca dao. Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”. Nxb Khoa học xã hội, 1978, đã “coi đó là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”.
    Trong ca dao, hình ảnh quê hương đất nước hiện lên với tất cả vẻ đẹp mộc mac, gần gụi và thân thương nhất. Đó là con đường mềm mại, quanh co, một vẻ đẹp rất Việt Nam như:
    “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
    Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ”
    Nơi ải Bắc xa xôi là:
    “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
    Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”
    Huế đẹp mộng mơ có:
    “Núi Truồi ai đắp mà cao
    Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu”
    II. PHẦN NỘI DUNG
    1. Giải đáp những địa danh và làm sáng tỏ những ý trong bài ca dao trên(*)
    - Về địa danh Trấn Vũ.
    Hiện nay có sự tranh cãi về địa danh này.
    Ý kiến thứ nhất cho rằng: Trấn Vũ là chùa Trấn Quốc trên đảo cá Vàng, thuộc đường Cổ Ngư (hiện nay là đường Thanh Niên)
    Ý kiến khác lại cho rằng: Trấn Vũ là đền Quán Thánh. Đền này nằm ở đầu đường Cổ Ngư, nhiều người gọi là đền Quán Thánh rồi suy nhầm ra là đền này thờ ông Quan Công. Tuy nhiên, Đền Quán Thánh chỉ là cái tên nhân dân thường gọi, thực ra tên đền là Trấn Vũ Quán, trong Trấn Vũ Quán thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...