Luận Văn Thi pháp thơ Tản Đà

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Văn học mọi dân tộc đều là sản phẩm của lịch sử. Sự vận động, phát triển
    của một nền văn học thể hiện qua hệ thống nghệ thuật ở các nhà văn (nhà thơ)
    lỗi lạc của nền văn học ấy. Nghiên cứu hệ thống thi pháp các nhà văn lỗi lạc là
    cơ sở để tìm hiểu tiến trình văn học dân tộc.
    Tản Đà là nhà thơ lớn của dân tộc Việt nam. Ông là nhà thơ cổ điển cuối
    cùng và là nhà thơ mới đầu tiên, giữ vị trí đặc biệt trong tiến trình văn học Việt
    Nam . Đã có nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu về thơ Tản Đà. Nhiều nhà
    nghiên cứu tâm huyết đã đưa ra được những nhận định quí báu về thơ Tản Đà.
    Song, có thể nói, từ trước tới nay chưa có một công trình nào đặt vấn đề nghiên
    cứu thơ Tản Đà như một hệ thống nghệ thuật. Điều này đã thành mối quan tâm
    của nhiều người.
    ý kiến của các nhà lý luận, nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ cũng như những
    người quan tâm đến thơ Tản Đà (tiêu biểu như ý kiến của Trần Đình Sử, Trần
    Đình Hượu, Xuân Diệu, Huy Cận,Trần NgọcVương ) giúp chúng ta nhận
    thấy: muốn tiến tới đánh giá ngày càng đúng hơn những đóng góp lớn của thơ
    Tản Đà đối với lịch sử văn học dân tộc, đòi hỏi chúng ta phải có những công
    trình với những cách tiếp cận thơ Tản Đà trên một cấp độ mới, tìm hiểu thơ ông
    một cách toàn diện hơn, xem xét thơ ông như một chỉnh thể, một thế giới nghệ
    thuật có qui luật vận động nội tại, đặt nó trong tiến trình vận động-đổi mới thơ
    ca Việt Nam từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại.
    Xuất phát từ lý do trên, luận án của chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
    Thi pháp thơ Tản Đà.
    Thực hiện đề tài Thi pháp thơ Tản Đà - một đề tài thuộc chuyên ngành lý luận
    văn học, chúng tôi nhằm vận dụng một số luận điểm lý luận về thi pháp học
    hiện đại vào việc tìm hiểu đánh giá một tác giả văn học cụ thể theo quan điểm lý
    luận và thực tiễn không tách rời.
    Giải quyết đề tài Thi pháp thơ Tản Đà, chúng tôi còn nhằm mục đích góp
    phần trang bị thêm lý luận, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phần thơ Tản
    2
    Đà trong các cấp học hiện nay: đại học, cao đẳng, phổ thông trung học, phổ
    thông cơ sở. Chính vì vậy, đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn.
    2. Lịch sử vấn đề
    Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay đã 80 năm trôi qua,Tản Đà được
    giới văn nghệ đánh giá qua nhiều công trình. Theo thư mục thống kê của chúng
    tôi, cho đến nay(2006) đã có hơn 300 công trình đề cập, giới thiệu, nghiên cứu,
    phê bìn, bình luận . . . về cuộc đời và thơ văn Tản Đà - một khối lượng không
    thể coi là nhỏ. Thơ Tản Đà đã có sức sống mãnh liệt, sâu sắc trong lòng bạn đọc
    qua nhiều thế hệ. Nhìn chung lịch sử nghiên cứu thơ Tản Đà cho đến nay có thể
    chia làm 3 hướng chính :
    - Thứ nhất : nghiên cứu thơ Tản Đà theo hướng khảo sát nội dung xã hội, nội
    dung chính trị, giai cấp.
    - Thứ hai : nghiên cứu thơ Tản Đà theo hướng tìm hiểu tư tưởng, loại hình nhà
    văn - xã hội.
    - Thứ ba : nghiên cứu thơ Tản Đà theo hướng phân tích, bình luận, bình giảng
    các tác phẩm thơ Tản Đà trên các mặt nội dung và nghệ thuật, theo từng chủ đề,
    vấn đề - phần nhiều theo lối thưởng thức, cảm thụ chủ quan. Đây chính là hướng
    nghiên cứu đã đề cập đến yếu tố thi pháp thơ Tản Đà. Chúng ta có thể nói đến
    công trình của các tác giả theo xu hướng này- kể từ khi thơ Tản Đà xuất hiện
    cho đến nay như :Trương Tửu, Lê Thanh, Hoài Thanh, Dương Quảng Hàm, Vũ
    Ngọc Phan, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Chú, Phạm Văn Diêu, Phạm Thế Ngũ,
    Đặng Tiến .
    Luận án đã khảo sát và phân tích lịch trình nghiên cứu thơ Tản Đà , và đi
    đến kết luận:từ trước đến nay không phải người ta chưa nói đến các yếu tố nghệ
    thuật thơ Tản Đà, nhưng , các yếu tố nghệ thuật thơ Tản Đà chỉ được nhìn
    riêng lẻ. Rõ ràng, các nhà nghiên cứu trước đây chưa nghiên cứu sâu vào thế
    giới nghệ thuật thơ Tản Đà. Thơ Tản Đà như một hệ thống thi pháp chưa hề
    được ý thức tìm hiểu. Nói một cách đầy đủ hơn, từ trước đến nay, nghiên cứu
    thơ Tản Đà , các nhà nghiên cứu tập trung làm nổi bật con người thế giới quan,
    con người ý thức hệ của tác giả nhiều hơn là việc lưu ý để nhìn thấy nhà nghệ sĩ
    tác giả ở trong đó. Người ta, chủ yếu đã nhìn nghệ thuật thơ Tản Đà như là thủ
    pháp hay phương tiện mà chưa lưu ý đến sự hiện diện của chủ thể tác giả
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...