Thạc Sĩ Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------------- 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TÂM SINH LÝ VÀ THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH THPT----------------------------------------------------------------------------- 7
    1.1. Một số vấn đề về tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT--------------------------- 7
    1.1.1. Đặc điểm cơ thể của lứa tuổi học sinh THPT---------------------------------------- 8
    1.1.2. Đặc điểm sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT---------------------------------- 8
    1.1.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu ------------------------------------------------- 9
    1.1.3.1. Sự phát triển của tự ý thức ---------------------------------------------------------- 9
    1.1.3.2. Sự hình thành thế giới quan và nhân sinh quan--------------------------------- 11
    1.1.3.3. Giao tiếp và đời sống tình cảm --------------------------------------------------- 12
    1.2. Một số vấn đề về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc ---------------------------------------- 16
    1.2.1. Khái quát chung về vấn đề thẩm mỹ âm nhạc------------------------------------- 16
    1.2.1.1. Khái niệm thẩm mỹ âm nhạc ----------------------------------------------------- 16
    1.2.1.2. Những biểu hiện đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc theo quan điểm của Mỹ học hiện đại 17
    1.2.1.3. Mối quan hệ thẩm mỹ trong hoạt động thẩm mỹ âm nhạc ------------------- 23
    1.2.2. Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc----------------------------------------------------------- 28
    1.3. Vai trò của Âm nhạc trong đời sống con người ----------------------------------- 32
    1.3.1. Chức năng của âm nhạc ------------------------------------------------------------ 32
    1.3.2. Tác động của âm nhạc đối với các quá trình tâm sinh lý của con người----------- 36
    1.3.2.1. Âm nhạc tác động lên mặt tâm lý của con người ------------------------------ 36
    1.3.2.2. Âm nhạc tác động lên mặt sinh lý của con người ------------------------------ 39
    TIỂU KẾT ---------------------------------------------------------------------------------- 44
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ÂM NHẠC VÀ THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 45
    2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa – xã hội của Tp.HCM những năm gần đây 45
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên và quy hoạch của Tp.HCM------------------------------------ 45
    2.1.2. Điều kiện về phát triển nền kinh tế của TP----------------------------------------- 46
    2.1.3. Điều kiện về văn hóa – xã hội của TP---------------------------------------------- 48
    2.2. Khái quát về tình hình âm nhạc dành cho lứa tuổi HS THPT tại Tp.HCM giai đoạn 2000 đến nay 50
    2.2.1. Đời sống âm nhạc trong giới trẻ hiện nay------------------------------------------ 50
    2.2.2. Một số hoạt động âm nhạc dành cho lứa tuổi THPT tại Tp. HCM --------------- 55
    2.2.3. Khái quát về tình hình sáng tác âm nhạc dành cho lứa tuổi học sinh THPT---- 58
    2.3. Khảo sát thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của học sinh THPT tại Tp. HCM giai đoạn hiện nay 62
    2.3.1. Thể loại âm nhạc mà HS THPT của TP thích nghe và thường nghe nhất-------- 62
    2.3.2. Sở thích âm nhạc của HS THPT theo từng khu vực, độ tuổi và giới tính-------- 67
    2.3.2.1. Sở thích âm nhạc phân theo khu vực--------------------------------------------- 67
    2.3.2.2. Sở thích âm nhạc phân theo giới tính--------------------------------------------- 69
    2.3.2.3. Sở thích âm nhạc phân theo độ tuổi---------------------------------------------- 70
    2.3.3. Một số nhận định của HS THPT tại Tp.HCM về âm nhạc dành cho lứa tuổi--- 75
    2.4. Đánh giá chung thực trạng về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM trong những năm qua, nguyên nhân và một số vấn đề cần giải quyết--------------------------------------- 77
    2.4.1. Đánh giá chung----------------------------------------------------------------------- 77
    2.4.2. Nguyên nhân-------------------------------------------------------------------------- 78
    2.4.3. Một số vấn đề cần giải quyết-------------------------------------------------------- 81
    TIỂU KẾT------------------------------------------------------------------------------------ 83
    CHƯƠNG 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ ÂM NHẠC CHO GIỚI TRẺ – ĐẶC BIỆT LÀ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY----------------------------------------------------------------------------------- 85
    3.1. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ âm nhạc---------------------- 85
    3.1.1. Giáo dục thẩm mỹ--------------------------------------------------------------------- 85
    3.1.2. Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc---------------------------------------------------------- 88
    3.2. Giáo dục âm nhạc cho HS THPT trong giai đoạn tiếp theo------------------------- 93
    3.2.1. Kinh nghiệm giáo dục âm nhạc của một số nước trên thế giới------------------- 93
    3.2.2. Mục tiêu nhiệm vụ của giáo dục âm nhạc cho học sinh THPT------------------- 98
    3.3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao và định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS THPT tại Tp.HCM trong giai đoạn tiếp theo-------------------------------------------------------- 101
    3.3.1. Về công tác giáo dục và đào tạo--------------------------------------------------- 102
    3.3.1.1. Ở trường chuyên nghiệp---------------------------------------------------------- 102
    3.3.1.2. Ở trường phổ thông---------------------------------------------------------------- 104
    3.3.2. Về công tác sáng tác, phê bình, tổ chức và quản lý của các hội, các cơ quan chức năng 108
    3.3.2.1. Về công tác sáng tác-------------------------------------------------------------- 108
    3.3.2.2. Về công tác phê bình âm nhạc trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng 111
    3.3.2.3. Về công tác tổ chức, sản xuất---------------------------------------------------- 111
    3.3.2.4. Về công tác quản lý văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc------------------------- 115
    3.3.3. Về phía gia đình--------------------------------------------------------------------- 115
    TIỂU KẾT---------------------------------------------------------------------------------- 117
    PHẦN KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------- 119
    PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------------------- 122
    TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------------- 137







    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    TP Thành phố
    Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
    THPT Trung học phổ thông
    THCS Trung học cơ sở
    CĐ Cao đẳng
    ĐH Đại học
    FC Fan club (câu lạc bộ người hâm mộ)
    Kpop Korean pop (Nhạc đại chúng Hàn Quốc)
    US – UK United States – United Kingdom (Nhạc Anh – Mỹ)
    NS Nhạc sỹ
    TS Tiến sỹ
    ThS Thạc sỹ
    GS Giáo sư
    PGS Phó giáo sư
    HTV Hồ Chí Minh Television (đài truyền hình Tp.HCM)
    VTV Việt Nam Television (đài truyền hình Việt Nam)
    ĐHSP Đại học sư phạm
    TW Trung Ương
    Nxb Nhà xuất bản
    VH-TT&DL Văn hóa – Thể thao và Du lịch
    GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
    NVH Nhà văn hóa
    TTVH Trung tâm văn hóa




    DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

    Hình 1: Chủ đề I, chương I, bản giao hưởng số 5 của Beethovent --------------------- 18
    Hình 2: Mối quan hệ của ba khâu trong hoạt động thẩm mỹ âm nhạc----------------- 23
    Hình 3: Mô hình cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ------------------------------------------ 24
    Hình 4: Sơ đồ cơ chế hình thành thị hiếu thẩm mỹ cá nhân----------------------------- 29
    Bảng 2.1: Tổng số liệu thống kê từ cuộc khảo sát về mức độ thưởng thức âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM 62
    Biểu đồ 2.1: Mức độ thưởng thức âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM ---------------- 63
    Bảng 2.2: Số liệu mức độ thưởng thức âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM phân theo khu vực 67
    Biểu đồ 2.2: so sánh mức độ thưởng thức âm nhạc của 2 trường THPT Lê Minh Xuân và Ernst Thalmann 68
    Bảng 2.3: Số liệu về mức độ thưởng thức âm nhạc phân theo giới tính của HS THPT tại Tp.HCM 69
    Biểu đồ 2.3: Mức độ thưởng thức âm nhạc của HS nữ và HS nam --------------------- 69
    Bảng 2.4: Số liệu mức độ thưởng thức âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM phân theo độ tuổi 71
    Biểu đồ 2.4.1: Mức độ thích nghe phân theo độ tuổi của HS THPT tại Tp.HCM ----- 72
    Biểu đồ 2.4.2: Mức độ yêu thích nhạc trẻ qua 3 độ tuổi của HS THPT tại Tp.HCM-- 73
    Biểu đồ 2.4.3: Mức độ thường nghe phân theo độ tuổi của HS THPT tại Tp.HCM---- 73
    Biểu đồ 2.4.4: Mức độ thường nghe nhạc trẻ qua 3 độ tuổi của HS THPT tại Tp.HCM 74

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Ngày nay, trong thời đại của khoa học công nghệ và kỹ thuật số hóa, đặc biệt là sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu (Internet), thế giới như bị thu nhỏ lại, ranh giới giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên mỏng manh hơn, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài. Ngược lại, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới. Hiện tượng cộng sinh văn hóa là một tất yếu và là một đặc trưng mới của văn hóa thế giới.
    Internet đã tạo cơ hội để các dân tộc có thể gần gũi, hiểu biết và xích lại gần nhau. Sự giao thoa, tiếp biến văn hóa do đó đang diễn ra hết sức phức tạp và mạnh mẽ. Mỗi dân tộc vừa được sống với bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa được tiếp xúc, học tập và tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm phong phú thêm cho nền văn hoá của chính dân tộc mình. Trong sự giao lưu đó, nghệ thuật và nghệ thuật âm nhạc có thể được coi là một trong những lĩnh vực cực kì năng động của nền văn hóa. Nó được xem là lĩnh vực tiên phong trong việc giao lưu, giới thiệu và phát triển văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia ra với thế giới.
    Tuy nhiên có thể nói rằng, sự giao lưu văn hóa toàn cầu trong thời đại ngày nay đang đặt ra cho mỗi quốc gia rất nhiều thách thức. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, việc văn hóa mỗi quốc gia bị ảnh hưởng, xâm nhập là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, làm thế nào để không bị lai căng và đồng hóa lại là điều tùy thuộc vào khả năng, năng lực, cũng như những chính sách, đường lối quản lý và phát triển riêng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
    Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam không tránh khỏi những tác động mạnh của nền công nghiệp kỹ thuật số và thông tin toàn cầu (internet). Sự tiếp cận và giao lưu văn hoá quốc tế rộng rãi tạo điều kiện cho giới trẻ Việt Nam trong việc thưởng thức cái hay, cái đẹp của các nền văn hoá trên thế giới. Tuy nhiên, tác động của khuynh hướng thương mại hoá trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, cùng với sự phát tán nhanh chóng của truyền thông, kĩ thuật số và internet, làm xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực cả trong lĩnh vực thẩm mỹ nghệ thuật nói chung và thẩm mỹ âm nhạc nói riêng, cũng như lối sống trong một bộ phận lớn giới trẻ hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn.
    Có thể nói, chưa bao giờ không gian nước ta lại vang lên đa dạng âm thanh của biết bao dòng nhạc trên thế giới, từ kinh điển, bác học đến đại chúng, giải trí và cũng chưa bao giờ Việt Nam lại có một nền âm nhạc lộn xộn và bế tắc như trong hơn một thập kỷ qua. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, âm nhạc đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, làm cho cuộc sống không ngừng được cải thiện. Bên cạnh tính tích cực vốn có của dòng âm nhạc chính thống, thì trong đời sống hiện nay, một số hoạt động âm nhạc mang tính giải trí, thị trường còn bộc lộ tính yếu kém, xa rời bản sắc, thuần phong mỹ tục, làm cho cái đẹp trong âm nhạc, méo mó, biến dạng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ Việt Nam – Những người luôn đi đầu trong việc tiếp cận với công nghệ thông tin, kĩ thuật số. Họ rất năng động trong việc tìm tòi cái mới lạ để khẳng định bản thân nhưng thiếu kinh nghiệm và sự định hướng cần thiết của xã hội.
    Giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi HS THPT – lứa “tuổi hồng” – lứa tuổi cực kì nhạy cảm về tâm sinh lý. Các em ở lứa tuổi này rất thích thể hiện bản thân, nhạy cảm với cái mới. Đây là lứa tuổi có nhiều mơ mộng, khát khao sáng tạo, ưa thích cái mới lạ, chuộng vẻ đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bên ngoài lôi cuốn làm lung lay ý chí, có mới nới cũ. Thêm vào đó, việc bắt đầu quan tâm nhiều tới việc tham gia các nhóm bạn, coi tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất. Đó là một trong những điều kiện đặc trưng khiến các em ở lứa tuổi này rất dễ bị ảnh hưởng bởi các “hiệu ứng đám đông” hay tâm lý “bầy đàn” khi tham gia vào các hoạt động thưởng thức âm nhạc. Một số lượng các em HS THPT tại Tp.HCM còn tham gia cả vào những FC hùng hậu của các ca sỹ trẻ, nhóm nhạc trẻ ở trong và ngoài nước. Những hình ảnh fan cuồng Kpop ở giới trẻ là những điểm nhức nhối nhất trong vài năm qua đối với nền âm nhạc Việt Nam. Chính vì vậy, trong bối cảnh nền âm nhạc Việt Nam đang vấp phải sự khủng hoảng, rối ren trong những năm qua, khiến một bộ phận lớn các em HS THPT đã chạy theo những giá trị ảo, tầm thường của dòng nhạc thị trường nhiều màu sắc thị giác hơn là giá trị thực của một tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt ở các TP lớn thì vấn nạn “văn hóa thần tượng” trong giới trẻ đã trở thành đề tài đáng bàn hơn bao giờ hết.
    Thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm kinh tế văn hóa của Việt Nam, xưa nay vẫn được xem là mảnh đất lành của nền công nghiệp giải trí, với thị trường âm nhạc cực kì sôi động trong hơn một thập kỷ qua. Việc tiếp cận và du nhập các dòng âm nhạc trên thế giới đã tạo cho Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng phát triển thêm một số dòng nhạc mới, tạo ra nhiều trào lưu âm nhạc cho giới trẻ. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khiến họ phải đứng trước quá nhiều sự lựa chọn và họ đã lựa chọn thứ dễ nghe một cách dễ dãi, lâu dần nó trở thành thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc lệch lạc của một bộ phận lớn giới trẻ hiện nay ở Tp.HCM, nhất là lứa “tuổi hồng”.
    Đứng trước thực tế đó, là một giáo viên giảng dạy âm nhạc và hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc nhiều năm qua tại Tp.HCM, chúng tôi vô cùng trăn trở với tình hình xuống dốc nghiêm trọng của nền âm nhạc Việt Nam cùng với thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc lệch lạc của các em HS, nhất là các em HS THPT trong những năm gần đây. Phải làm thế nào để tìm cho ra căn nguyên, để từ đó có những giải pháp kịp thời, nhằm định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ, đặc biệt là ở lứa “tuổi hồng” – lứa tuổi HS THPT tại Tp.HCM. Theo chúng tôi, vấn đề nghiên cứu này đang trở nên hết sức quan trọng và cấp thiết trong thời đại mới. Bởi vì theo chúng tôi, đây là lứa tuổi đặc biệt nhạy cảm về tâm sinh lý, là lứa tuổi kế tiếp làm chủ xã hội, rất cần sự định hướng của xã hội.
    Chính vì những lẽ đó, Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM (Qua trường hợp của hai trường THPT Tenlơman và Lê Minh xuân)làm luận văn thạc sỹ của mình.
    2. Lịch sử của đề tài
    “Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc” là một đề tài năng động và hấp dẫn ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Vấn đề này luôn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc và của toàn xã hội. Nhất là trong những năm gần đây, đề tài này đã trở thành “đề tài nóng” trên các mặt báo, cũng như trong các cuộc hội thảo khoa học lý luận phê bình âm nhạc, Hội Âm nhạc Việt Nam Đã có một số công trình nghiên cứu in thành sách đề cập đến vấn đề này như:
    - “Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ Tp.HCM” của nhiều tác giả do TS. Nguyễn Thị Hậu làm chủ biên, Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM, Nxb Văn hóa – Văn nghệ, hoàn thành quý II năm 2013.
    - “Tìm hiểu thị hiếu âm nhạc trong các đối tượng đang được cải giáo” của tác giả Nguyễn Quang Khải, luận văn đại học lý luận, năm 1989.
    - “Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật trong giáo dục con hiện nay” của tác giả Nguyễn Quốc Hưng, luận văn cao học, năm 2002.
    - “Ca khúc trong đời sống âm nhạc ở Tp.HCM từ 1975 đến nay” của tác giả Nguyễn Thị Thư Nhường, luận văn cao học lý thuyết âm nhạc và lịch sử âm nhạc, năm 2008.
    Một số bài tham luận tại các cuộc hội thảo khoa học diễn ra trong những năm gần đây bàn về vấn đề thị hiếu âm nhạc như:
    - “Thị hiếu của khán giả truyền hình Tp.HCM qua một số chương trình ca nhạc trên sóng HTV” của tác giả Lê Đỗ Quỳnh Hương, tại Hội thảo Khoa học “Âm nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và Giải pháp” được tổ chức tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/11/2011.
    - “Vài nét về thị hiếu âm nhạc và biểu diễn ca nhạc hiện nay” của tác giả TS Phạm Trọng Toàn, tại Hội thảo khoa học lí luận phê bình âm nhạc được tổ chức tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW, tháng 2 năm 2012.
    Vấn đề “Thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ” nhận được rất nhiều sự quan tâm đánh giá và bàn luận của các nhà chuyên môn, của báo giới và của xã hội. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở sự bình luận chung chung trên một số trang báo và các cuộc hội thảo mà chưa đi sâu phân tích thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cụ thể ở lứa tuổi HS THPT. Bên cạnh đó, có rất ít công trình nghiên cứu đã in thành sách trình bày về vấn đề này một cách có hệ thống, cũng như chưa có được những số liệu đáng tin cậy cho thấy sự phát triển thị hiếu âm nhạc ở lứa tuổi này ở Tp.HCM. Luận văn cao học “Ca khúc trong đời sống âm nhạc ở Tp.HCM từ 1975 đến nay” của tác giả Nguyễn Thị Thư Nhường, năm 2008 cũng đã khảo sát được thị hiếu của giới trẻ Tp.HCM. Tuy nhiên, Tác giả mới chỉ đưa ra được số liệu về thị hiếu âm nhạc của thanh niên giới trẻ nói chung chứ chưa khảo sát được thị hiếu âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM. Do vậy, điều đó đã gây cho chúng tôi rất nhiều khó khăn trong việc thu thập tài liệu để nghiên cứu đề tài.
    Với mong muốn góp phần làm rõ hơn và cụ thể hơn thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ hiện nay ở từng lứa tuổi. Trong luận văn này, tác giả tập trung phân tích thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM hiện nay, để giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan, đầy đủ, sâu sắc và chi tiết hơn về tình hình hoạt động âm nhạc, tình hình sáng tác ca khúc cho lứa “tuổi hồng”, cũng như khảo sát được thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của lứa tuổi này ở Tp.HCM diễn ra như thế nào trong thời điểm hiện nay. Đồng thời, đề ra được những giải pháp nhằm định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho các em trong giai đoạn tiếp theo.
    3. Mục tiêu của đề tài
    Luận văn nghiên cứu vấn đề trên nhằm đạt được những mục tiêu sau:
    Thứ nhất, khái quát được thực trạng của nền âm nhạc Việt Nam và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc ở lứa tuổi HS ở các trường THPT tại Tp.HCM trong những năm vừa qua. (Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000 đến nay)
    Thứ hai, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS ở các trường THPT tại Tp.HCM trong những năm qua. Từ đó rút ra bài học cho việc phát triển nền âm nhạc của TP trong những năm tiếp theo.
    Thứ ba, từ những nguyên nhân, những vấn đề tồn tại, những vấn đề đặt ra, tác giả xin đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao và định hướng cho thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc cho HS ở các trường THPT tại Tp.HCM
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    v Đối tượng
    Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
    Thứ nhất, những vấn đề lý luận cơ bản về tâm sinh lý, về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT, cũng như những vai trò, chức năng, tác động của âm nhạc tới tâm sinh lý của con người và những vấn đề về giáo dục thẩm mỹ âm nhạc làm cơ sở cho nghiên cứu.
    Thứ hai, tình hình phát triển của nền âm nhạc Việt Nam và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS ở các trường THPT tại Tp.HCM giai đoạn 2000 đến nay. Những nhân tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng tới nền âm nhạc và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp. HCM trong thời đại công nghiệp kĩ thuật số, internet và hội nhập.
    v Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản, thực tiễn chủ yếu của nền âm nhạc Việt Nam và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS ở các trường THPT tại Tp. HCM giai đoạn 2000 đến nay (không nghiên cứu lứa tuổi này hiện đang học ở Nhạc viện). Trong đó, tác giả tập trung đi sâu phân tích những sản phẩm âm nhạc dành cho lứa tuổi HS THPT trong những năm qua, tiến hành khảo sát, tìm hiểu thực tế các khuynh hướng thẩm mỹ âm nhạc của một vài nhóm HS THPT tại hai trường THPT nội thành và ngoại thành ở Tp.HCM giai đoạn hiện nay làm cơ sở cho nghiên cứu.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp đi thực tế, lập phiếu thăm dò, khảo sát, thống kê, so sánh, đối chiếu, sơ đồ hóa, bảng biểu, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử cụ thể, quy nạp và diễn dịch Trong quá trình nghiên cứu, tác giả kế thừa có chọn lọc những thông tin của các công trình nghiên cứu trước đó, cập nhật những thông tin mới nhất có liên quan đến đề tài để làm rõ hơn những vấn đề nghiên cứu của luận văn
    6. Đóng góp của luận văn
    Luận văn hoàn thành sẽ khảo sát được tình hình thực tế về thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM hiện nay.
    Bên cạnh đó, luận văn cũng làm sáng tỏ được sự cần thiết phải tìm hiểu để định hướng cho thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM trong những năm tiếp theo.
    Ngoài ra, luận văn cũng đề ra được một số giải pháp giúp nâng cao và định hướng thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM.
    Luận văn cũng sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích, dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tìm hiểu đến vấn đề này.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về vấn đề tâm sinh lý và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT.
    Chương 2: Thực trạng về âm nhạc và thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc của HS THPT tại Tp.HCM giai đoạn hiện nay.
    Chương 3: Tầm quan trọng của vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho giới trẻ – Đặc biệt lứa tuổi HS THPT tại Tp.HCM





    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TÂM SINH LÝ VÀ THỊ HIẾU THẨM MỸ ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    1.1. Một số vấn đề về tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT
    Học sinh THPT, lứa tuổi vị thành niên, về tâm sinh lý là lứa tuổi có nhiều biến động rất mạnh, được xác định là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên trong xã hội. Tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội. Xuất phát từ những trường phái khác nhau nên có những quan niệm khác nhau về tuổi thanh niên và có những tiêu chí khác nhau để xác định tuổi thanh niên.
    Trường phái sinh vật học coi tiêu chí quan trọng nhất để xác định tuổi thanh niên là sự phát triển của cơ thể, là các quá trình sinh vật học của sự trưởng thành. Các nhà phân tâm học quan tâm nhiều nhất đến sự phát triển của tính dục, các nhà xã hội học lại lấy mức độ xã hội hoá của mỗi cá thể là tiêu chí để xác định. Còn các nhà tâm lý học hiện đại cho rằng, cần nghiên cứu lứa tuổi thanh niên trong một mối tổng hoà các yếu tố sinh học, tâm lý học, phân tâm học và xã hội học.
    Theo các nhà tâm lý học, lứa tuổi thanh niên được định nghĩa là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì cho đến khi bước vào tuổi trưởng thành. Như vậy theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của tuổi thanh niên lấy tiêu chí là sinh lý còn thời điểm kết thúc là tiêu chí xã hội. Theo định nghĩa đó tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14, 15 đến 25 tuổi và được phân chia thành hai giai đoạn:
    Giai đoạn thứ nhất từ 14, 15 đến 17, 18: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (còn được gọi là tuổi thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh). Lứa tuổi HS THPT (15 - 18) nằm trong giai đoạn này.
    Giai đoạn thứ hai từ 18, 19 đến 25: giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (còn được gọi là tuổi thanh niên sinh viên).
    Sự phân chia giai đoạn cũng chỉ mang tính tương đối. Một số nhà nghiên cứu lại phân chia tuổi thanh niên ra làm ba giai đoạn. Tuy nhiên, dù thế nào thì các nghiên cứu vẫn luôn xác định rằng: Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi thuộc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên.
    “Tuổi thanh niên (từ 14,15 đến 18 tuổi) là “thế giới thứ 3” theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn” (I.X.Côn).
    Thời điểm bắt đầu và kết thúc của tuổi thanh niên không bất biến, cứng nhắc mà phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống và giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...