Luận Văn Thi công ký túc xá trường CĐXD Tuy Hoà

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Phần I KIẾN TRÚC 1
    LỜI CẢM ƠN 1
    I. Giới thiệu chung 4
    II. Địa điểm xây dựng 4
    III. Giải pháp kiến trúc 4
    IV. Giải pháp kết cấu 6
    Phần II KẾT CẤU 11
    A. Thiết kế bản sàn tầng 4 11
    B. Thiết kế cầu thang bộ 30
    C. Thiết kế khung K4 trục 6 47
    D. Thiết kế dầm dọc 76
    Phần III NỀN VÀ MÓNG 71
    1. Đánh giá đặc điểm công trình 72
    2. Điều kiện địa chất công trình 74
    3. Lựa chọn giải pháp nền móng 76
    4. Thiết kế các móng dưới khung trục 6 76
    4.1. Thiết kế móng dưới trục C6 móng M1 76
    4.2. Thiết kế móng dưới trục B6 móng M2 86
    Phần IV THI CÔNG 96
    Phần 1 Giới thiệu công trình 97
    I. Giới thiệu công trình
    II. Điều kiện địa chất, khí hậu, thuỷ văn
    III. Chuẩn bị mặt bằng thi công 97
    Phần 2 Thi công 101
    A. Phần công nghệ 101
    I. Công tác thi công đất 101
    II. Công tác thi công bê tông móng 121
    III. Thi công phần thân – cột dầm sàn tầng 4 132
    B. Tổ chức thi công 160
    I. Mục đích và ý nghĩa của công tác thiết kế và tổ chức thi công 160
    II. Nội dung và những nguyên tắc chính 160
    III. Lập tiến độ thi công 161
    IV. Lập tổng mặt bằng thi công
    C. Các biện pháp an toàn trong thi công 164
    173
    PHỤ LỤC 179
    PHẦN II
    KẾT CẤU
    (KHỐI LƯỢNG 45%)
    NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO:
    - THIẾT KẾ MẶT BẰNG KẾT CẤU MÁI
    , - THIẾT KẾ MẶT BẰNG KẾT CẤU TẦNG ĐIỂN HÌNH
    - THIẾT KẾ SÀN TẦNG 4
    - THIẾT KẾ KHUNG K2 TRỤC 6
    - THIẾT KẾ DẦM DỌC D2-4 TRỤC B
    - THIẾT KẾ CẦU THANG TRỤC 3 -:-4
    - THỂ HIỆN CÁC BẢN VẼ KẾT CẤU TRÊN KHỔ GIẤY A1
    - THUYẾT MINH KHỔ GIẤY A4

    PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP KẾT CẤU
    I. KHÁI QUÁT CHUNG.
    Xuất phát từ đặc điểm công trình là khối nhà 5 tầng , chiều cao công trình 20,5 m, tải trọng tác dụng vào công trình tương đối phức tạp. Nên cần có hệ kết cấu chịu hợp lý và hiệu quả. Có thể phân loại các hệ kết cấu chịu lực của nhà nhiều tầng thành hai nhóm chính như sau:
    + Nhóm các hệ cơ bản: Hệ khung, hệ tường, hệ lõi, hệ vách.
    + Nhóm các hệ hỗn hợp: Được tạo thành từ sự kết hợp giữa hai hay nhiều hệ cơ bản trên.
    1. Hệ khung chịu lực.
    Hệ kết cấu thuần khung có khả năng tạo ra các không gian lớn, linh hoạt thích hợp với các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ ràng nhưng lại có nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao công trình lớn, khả năng chịu tải trọng ngang kém, biến dạng lớn. Để đáp ứng được yêu cầu biến dạng nhỏ thì mặt cắt tiết diện, dầm cột phải lớn nên lãng phí không gian sử dụng, vật liệu, thép phải đặt nhiều. Trong thực tế kết cấu thuần khung BTCT được sử dụng cho các công trình có chiều cao 20 tầng đối với cấp phòng chống động đất 7, 15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất đến cấp 8 và 10 tầng đối với cấp 9.
    2. Hệ kết cấu vách và lõi cứng chịu lực.
    Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống thành một phương, 2phương hoặc liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng. Đặc điểm quan trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng cho các công trình có chiều cao trên 20 tầng. Tuy nhiên độ cứng theo phương ngang của của các vách tường tỏ ra là hiệu quả ở những độ cao nhất định. Khi chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cũng phải có kích thước đủ lớn mà điều đó khó có thể thực hiện được. Ngoài ra hệ thống vách cứng trong công trình là sự cản trở để tạo ra các không gian rộng.
    3. Hệ kết cấu khung giằng. (Khung và vách cứng)
    Hệ kết cấu khung giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp hệ thống khung và hệ thống vách cứng. Hệ thống vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy. Khu vệ sinh chung hoặc ở các tường biên là các khu vực có tường liên tục nhiều tầng. Hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Hai hệ thống khung và vách được liên kết với nhau qua hệ kết cấu sàn trong trường hợp này hệ sàn liên khối có ý nghĩa rất lớn. Thường trong hệ thống kết cấu này hệ thống vách đóng vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang. Hệ khung chủ yếu được thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiên để tối ưu hoá các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm đáp ứng được yêu cầu của kiến trúc.
    Hệ kết cấu khung - giằng tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng. Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng, nếu công trình được thiết kế cho vùng động đất cấp 8 thì chiều cao tối đa cho loại kết cấu này là 30 tầng, cho vùng động đất cấp 9 là 20 tầng.
    II. GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.
    1. Phân tích lựa chọn giải pháp kết cấu chịu lực chính.
    Căn cứ vào thiết kế kiến trúc, đặc điểm cụ thể của công trình: Diện tích mặt bằng, hình dáng mặt bằng, hình dáng công trình theo phương đứng, chiều cao công trình.
    Công trình cần thiết kế có: Diện tích mặt bằng không lớn lắm, hình dáng công trình theo phương đứng đơn giản không phức tạp. Về chiều cao thì điểm cao nhất của công trình là 11,1 m
    Dựa vào các đặt điểm cụ thể của công trình ta chọn hệ kết cấu chịu lực chính của công trình là hệ khung chịu lực, tường gạch bao che.
    Quan niệm tính toán:
    - Khung chịu lực chính: Trong sơ đồ này khung chịu tải trọng đứng theo diện chịu tải của nó và một phần tải trọng ngang, các nút khung là nút cứng.
    - Công trình thiết kế có chiều dài 50,4(m), chiều rộng 11,1(m) độ cứng theo phương dọc nhà lớn hơn nhiều độ cứng theo phương ngang nhà.
    2. Phân tích lựa chọn giải pháp kết cấu sàn nhà.
    Trong công trình hệ sàn có ảnh hưởng rất lớn tới sự làm việc không gian của kết cấu. Việc lựa chọn phương án sàn hợp lý là điều rất quan trọng. Do vậy, cần phải có sự phân tích đúng để lựa chọn ra phương án phù hợp với kết cấu của công trình. Ta xét các phương án sàn sau:
    a. Sàn sườn toàn khối.
    Cấu tạo bao gồm hệ dầm và bản sàn.
    Ưu điểm: Tính toán đơn giản, được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghệ thi công phong phú nên thuận tiện cho việc lựa chọn công nghệ thi công.
    Nhược điểm: Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt khẩu độ lớn, dẫn đến chiều cao tầng của công trình lớn nên gây bất lợi cho kết cấu công trình khi chịu tải trọng ngang và không tiết kiệm chi phí vật liệu,không gian sử dụng
    b. Sàn ô cờ.
    Cấu tạo gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia bản sàn thành các ô bản kê bốn cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách giữa các dầm không quá 2m. Phù hợp cho nhà có hệ thống lưới cột vuông.
    Ưu điểm: Tránh được có quá nhiều cột bên trong nên tiết kiệm được không gian sử dụng và có kiến trúc đẹp, thích hợp với các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao và không gian sử dụng lớn như hội trường, câu lạc bộ.
    Nhược điểm: Không tiết kiệm, thi công phức tạp. Mặt khác, khi mặt bản sàn quá rộng cần phải bố trí thêm các dầm chính. Vì vậy, nó cũng không tránh được những hạn chế do chiều cao dầm chính phải cao để giảm độ võng.
    c. Sàn không dầm (sàn nấm).
    Cấu tạo gồm các bản kê trực tiếp lên cột. Đầu cột làm mũ cột để đảm bảo liên kết chắc chắn và tránh hiện tượng đâm thủng bản sàn. Phù hợp với mặt bằng có các ô sàn có kích thước như nhau.
    Ưu điểm:
    + Chiều cao kết cấu nhỏ nên giảm được chiều cao công trình.
    + Tiết kiệm được không gian sử dụng.
    + Thích hợp với những công trình có khẩu độ vừa (6 8m) và rất kinh tế với những loại sàn chịu tải trọng >1000 kg/m2.
    Nhược điểm:
    + Chiều dày bản sàn lớn, tốn vật liệu.
    + Tính toán phức tạp.
    + Thi công khó vì nó không được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng với hướng xây dựng nhiều nhà cao tầng, trong tương lai loại sàn này sẽ được sử dụng rất phổ biến trong việc thiết kế nhà cao tầng.
    Kết luận. Căn cứ vào:
    + Đặc điểm kiến trúc và đặc điểm kết cấu của công trình: Kích thước các ô bản sàn không giống nhau nhiều.
    + Cơ sở phân tích sơ bộ ở trên.
    + Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn và được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn.
    Tôi đi đến kết luận lựa chọn phương án thiết kế sàn sườn toàn khối cho công trình.
    III. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
    1. Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737 – 1995
    2. Tiêu chuẩn thiết kế Bê tông cốt thép TCVN 5574 – 1991
    3. Sổ tay thực hành kết cấu - Vũ Mạnh Hùng
    4. Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng TCXD – 198
    5. Tiêu chuẩn tính toán thành phần động của tải trọng gió.
    IV. VẬT LIỆU SỬ DỤNG.
    Bê tông : Mác 250;Rn = 110 kG/cm2; Rk = 8,8 (kG/cm2)
    Thép AI : Ra = 2300kG/cm2; Ra = 2300 (kG/cm2)
    Thép AII : Ra = 2800kG/cm2; Ra = 2800 (kG/cm2)
    TÍNH TOÁN SÀN TẦNG 4
    ====&&&====
    I. PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP KẾT CẤU.
    - Công trình dùng hệ khung bê tông cốt thép chịu lực, do đó bao quanh sơ đồ sàn là các dầm bê tông cốt thép. Vì thế liên kết bản sàn với dầm bê tông cốt thép bao quanh là liên kết ngàm. Vì vậy bản sàn công trình là loại bản liên tục, ta có phương án tính toán như sau.
    - Với các ô sàn bình thường tính toán theo sơ đồ khớp dẻo.
    - Với các ô sàn đặc biệt (sàn ô vệ sinh,hành lang,cầu thang) có yêu cầu về chống nứt tính theo sơ đồ đàn hồi.
    II. XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ TÍNH.
    1.Mặt bằng ô sàn. ( Như hình vẽ ).
    2.Xác định sơ bộ chiều dày bản.
    - Chiều dày của sàn xác định sơ bộ theo công thức : hb =
    Trong đó : m = 40 45. Chọn m = 44.
    D = 0,8 1,4 phụ thuộc vào tải trọng. Chọn D = 1.
    Ln = 420 cm : Cạnh ngắn của ô sàn lớn nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...